Độc đáo "kiệu bay" ở hội làng Thượng Lâm Trang

(Dân trí) - Lễ hội làng Thượng Lâm Trang diễn ra trong các ngày từ 11 -13/2 âm lịch đã thu hút được đông đảo người dân hai xã và khách thập phương tham dự. Ở phần hội, màn rước kiệu có tượng là một nét độc đáo nhất ở lễ hội này.


Hội làng truyền thống Thượng Lâm Trang do xã Thượng Lâm và xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) cùng tổ chức, 3 năm mới mở hội một lần. Năm 2016, xã Thượng Lâm là đơn vị đăng cai tổ chức.

Hội làng truyền thống Thượng Lâm Trang do xã Thượng Lâm và xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) cùng tổ chức, 3 năm mới mở hội một lần. Năm 2016, xã Thượng Lâm là đơn vị đăng cai tổ chức.


Đình làng của hai xã Thượng Lâm và Đồng Tâm cùng thờ nhị vị Thánh Cao Sơn Đại Vương và Quý Minh Đại Vương. Đây là lý do hai xã cùng tổ chức hội làng truyền thống.

Đình làng của hai xã Thượng Lâm và Đồng Tâm cùng thờ nhị vị Thánh Cao Sơn Đại Vương và Quý Minh Đại Vương. Đây là lý do hai xã cùng tổ chức hội làng truyền thống.


Đình làng Thượng Lâm, nơi lưu giữ nhiều sắc phong về các vị anh hùng dân tộc như Cao Sơn Đại Vương, Quý Minh Đại Vương, Uy Đức Đại Vương, Vĩnh Hoa Công chúa, Quá Hải Đại Vương.

Đình làng Thượng Lâm, nơi lưu giữ nhiều sắc phong về các vị anh hùng dân tộc như Cao Sơn Đại Vương, Quý Minh Đại Vương, Uy Đức Đại Vương, Vĩnh Hoa Công chúa, Quá Hải Đại Vương.


Sân vận động xã Thượng Lâm, trung tâm của lễ hội, nơi có cây đa cổ thụ nghìn năm tuổi. Cây đa này gắn liền với nhiều sự tích hào hùng của mảnh đất Thượng Lâm Trang.

Sân vận động xã Thượng Lâm, trung tâm của lễ hội, nơi có cây đa cổ thụ nghìn năm tuổi. Cây đa này gắn liền với nhiều sự tích hào hùng của mảnh đất Thượng Lâm Trang.


Lễ hội diễn ra trong các ngày từ 11 -13/2 âm lịch đã thu hút được đông đảo người dân hai xã và khách thập phương tham dự. Ở phần hội có tục rước kiệu có tượng, đây là một nét độc đáo ở lễ hội này. Tổng thể hai xã có 13 kiệu trong đó có 8 kiệu có tượng.

Lễ hội diễn ra trong các ngày từ 11 -13/2 âm lịch đã thu hút được đông đảo người dân hai xã và khách thập phương tham dự. Ở phần hội có tục rước kiệu có tượng, đây là một nét độc đáo ở lễ hội này. Tổng thể hai xã có 13 kiệu trong đó có 8 kiệu có tượng.


Trong các ngày diễn ra lễ hội, các vị thánh thần được người dân địa phương rước đi tham quan, vãn cảnh ở mảnh đất mà họ đã làm nên những kỳ tích trong công cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước.

Trong các ngày diễn ra lễ hội, các vị thánh thần được người dân địa phương rước đi "tham quan, vãn cảnh" ở mảnh đất mà họ đã làm nên những kỳ tích trong công cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước.

Kiệu rước trong lễ hội được chia làm hai loại là đòn 4 và đòn 8. Kiệu đòn 4 chỉ rước sắc phong, hoa quả. Trong khi đó kiệu đòn 8 rước tượng.
Kiệu rước trong lễ hội được chia làm hai loại là đòn 4 và đòn 8. Kiệu đòn 4 chỉ rước sắc phong, hoa quả. Trong khi đó kiệu đòn 8 rước tượng.


Kiệu đòn 4 tuy nhẹ nhưng lại chạy và quay nhiều nhất. Nhiều phủ giá thấm mệt khi rước kiệu ba ngày liên tiếp.

Kiệu đòn 4 tuy nhẹ nhưng lại chạy và quay nhiều nhất. Nhiều phủ giá thấm mệt khi rước kiệu ba ngày liên tiếp.

Người chỉ trống có vai trò vô cùng quan trọng trong lúc rước kiệu. Mỗi một nhịp trống đều là một ký hiệu riêng. Phủ giá phải thuộc được từng nhịp trống mới có thể luân chuyển từ vai này sang vai kia, hay việc lên cao hạ xuống của kiệu.
Người chỉ trống có vai trò vô cùng quan trọng trong lúc rước kiệu. Mỗi một nhịp trống đều là một ký hiệu riêng. Phủ giá phải thuộc được từng nhịp trống mới có thể luân chuyển từ vai này sang vai kia, hay việc lên cao hạ xuống của kiệu.
Trong những ngày diễn ra hội, đường làng đông đúc. Người dân xa xứ đều hướng về quê hương một lòng thành kính.
Trong những ngày diễn ra hội, đường làng đông đúc. Người dân xa xứ đều hướng về quê hương một lòng thành kính.

Ngày thứ nhất của lễ hội (11/2 âm lịch) nhân dân hai xã Thượng Lâm và Đồng Tâm sẽ đưa các vị thần đi vãn cảnh ở xã mình sau đó về ngự ở sân vận động trung tâm hai xã.
Ngày thứ nhất của lễ hội (11/2 âm lịch) nhân dân hai xã Thượng Lâm và Đồng Tâm sẽ đưa các vị thần đi vãn cảnh ở xã mình sau đó về ngự ở sân vận động trung tâm hai xã.

Ngày thứ 2 của lễ hội (12/2 âm lịch) ngay từ sáng sớm đoàn rước kiệu của xã Thượng Lâm sang đón đoàn rước kiệu của xã Đồng Tâm, sau đó hai bên cùng đưa các vị thánh thần về trung tâm lễ hội của xã Thượng Lâm ngự. Buổi chiều các cụ bô lão hai xã làm lễ tế.

Ngày thứ 2 của lễ hội (12/2 âm lịch) ngay từ sáng sớm đoàn rước kiệu của xã Thượng Lâm sang đón đoàn rước kiệu của xã Đồng Tâm, sau đó hai bên cùng đưa các vị thánh thần về trung tâm lễ hội của xã Thượng Lâm ngự. Buổi chiều các cụ bô lão hai xã làm lễ tế.


Ngày thứ 3 của hội làng (13/2 âm lịch), buổi sáng sau khi làm lễ bế mạc, lực lượng phủ giá của xã Thượng Lâm sẽ rước các vị thánh thần của xã mình cùng tiễn chân các vị thánh thần của xã Đồng Tâm, cuộc tiễn đưa diễn ra đầy lưu luyến.

Ngày thứ 3 của hội làng (13/2 âm lịch), buổi sáng sau khi làm lễ bế mạc, lực lượng phủ giá của xã Thượng Lâm sẽ rước các vị thánh thần của xã mình cùng tiễn chân các vị thánh thần của xã Đồng Tâm, cuộc tiễn đưa diễn ra đầy lưu luyến.


Trong lễ hội rước luôn có một kiệu mà lực lượng phủ giá là nữ. Tuy nhiên đôi khi vẫn cần đến sự giúp đỡ của phủ giá nam.

Trong lễ hội rước luôn có một kiệu mà lực lượng phủ giá là nữ. Tuy nhiên đôi khi vẫn cần đến sự giúp đỡ của phủ giá nam.

Việc được làm một chân phủ giá là điều vô cùng vinh dự và tự hào đối với các nam thanh niên. Vì thế họ vẫn luôn tươi cười mặc dù đã rước kiệu thông ba ngày.
Việc được làm một chân phủ giá là điều vô cùng vinh dự và tự hào đối với các nam thanh niên. Vì thế họ vẫn luôn tươi cười mặc dù đã rước kiệu thông ba ngày.

Trọng Trinh