1. Dòng sự kiện:
  2. Thành phố Thủ Đức
  3. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định

Hà Tĩnh:

Đìu hiu xe ngựa thời buổi khó khăn

(Dân trí) - Như bao ngành nghề khác, những người hành nghề xe ngựa chở thuê ở thành phố Hà Tĩnh và vùng phụ cận cũng đang gặp vô vàn "trắc trở" trong việc kiếm miếng cơm manh áo thời kinh tế khó khăn.

Hơn 4 năm qua, kể từ ngày 1/1/2008, khi nhà nước chính thức cấm lưu hành xe công nông, xe tự chế, số lượng xe ngựa trên địa bàn TP Hà Tĩnh không ngừng gia tăng. Xe ngựa đã trở thành một phương tiện không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của một bộ phận người dân, của chủ các ki ốt, cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng, phân bón trên địa bàn. Đây cũng là giai đoạn “lên hương” của xe ngựa trên địa bàn TP Hà Tĩnh, minh chứng rõ nét nhất là đã có một chợ xe ngựa hình thành ngay trên tuyến đường Nguyễn Du, giáp ranh giữa chính cái phường cùng tên với phường Bắc Hà.
 
Đìu hiu xe ngựa thời buổi khó khăn
Xe ngựa trở thành phương tiện vận chuyển quen thuộc của người dân TP Hà Tĩnh kể từ khi công nông, xe ba gác bị cấm lưu hành

Những người dân sinh sống tại dọc theo tuyến đường và những người dân thành phố thường qua lại nơi đây đã quá quen thuộc với cảnh tượng, cứ sáng sớm tinh mơ hàng chục chiếc xe ngựa từ khắp các địa bàn phụ cận như Thạch Trung, Thạch Hạ, Thạch Đài, Đại Nài… đậu kín một góc đường Nguyễn Du, đặc biệt là ngay trước cổng Trụ sở tiếp dân của UBND tỉnh Hà Tĩnh. Người thuê, kẻ chở, xe ngựa ra vào liên tục khiến khu “chợ ngựa” này náo nhiệt, rôm rả. Công việc nặng nhọc, nhưng đổi lại các bác đánh xe ngựa kiếm được khoản thù lao kha khá, đủ giúp họ trang trải chi phí cuộc sống gia đình nông thôn.

Nhưng, cái thời lên hương ấy của xe ngựa ở TP Hà Tĩnh giờ đã qua. Kinh tế khó khăn đang tác động tới đời sống và việc kinh doanh của người dân, rõ nét nhất đó là các công trình xây dựng ít hơn hoặc bị đình hoãn. Người thuê vận chuyển ít cũng có nghĩa là các bác đánh xe ngựa cũng nhận được ít việc. Đã hơn 5 tháng nay, khu “chợ ngựa” trên tuyến đường Nguyễn Du ít rôm rả hơn. Giờ không còn cảnh các chủ xe ngựa chỉ cần tập trung về neo đậu ở “khu chợ” này là có việc, mà phần nhiều phải rong ruổi trên các tuyến đường với hi vọng may mắn có ai thuê chở.

Có mặt tại đây những ngày qua, chúng tôi bắt gặp hình ảnh vô số khuôn mặt buồn thiu của các bác đánh xe ngựa. “Có ai thuê mô mà đánh xe đi cho tội con ngựa hả chú. Cứ ở đây, ai thuê gì cũng vận chuyển, rẻ cũng làm”- một bác vừa cột con ngựa vào cột điện vừa buông lời. Một bác khác thì thở dài, “Như năm trước mỗi ngày còn kiếm được vài, ba trăm, nhưng mấy tháng ni thì không có, ngày được trăm bạc là may mắn lắm rồi. Có hôm phải đánh xe ngựa về tay không”.
 
Đìu hiu xe ngựa thời buổi khó khăn
"Thất nghiệp", một chú ngựa bị ông chủ cột chặt cột biển báo tuyến đường
 
Qua rồi cái thời xôm tụ nên không khó để ghi lại những hình ảnh rất mất mỹ quan đô thị từ những chiếc xe ngựa này. Để những chú ngựa không lạc lối, chạy lăng xăng dễ gây tai nạn, những chú ngựa đã bị ông chủ cột chặt vào các cột điện, hoặc cột biển báo tuyến đường. Trời nắng chang chang, đứng chồn chân khó chịu, nhiều chú ngựa đã hí vang, kéo giật mạnh khiến một vài cột biển báo tuyến đường bị xiêu vẹo. Trong khi đó, các bác tài giải khuây bằng cách rủ nhau đánh bài quỳ, đánh bài ăn tiền nhỏ lẻ ngay trên lề đường. “Mần mấy ván vừa vui vừa giết thời gian cho vui chứ biết làm chi lúc ni” - một bác đánh xe ngựa vừa thả con bài xuống vừa thở dài nnói.
 
Cảnh đìu hiu của nhừng người hành nghề xe ngựa kéo tại TP Hà Tĩnh:
 
Đìu hiu xe ngựa thời buổi khó khăn
Chờ khách...
  
Đìu hiu xe ngựa thời buổi khó khăn
Những chú ngựa "thất nghiệp" bị cột bên đường
 
Đìu hiu xe ngựa thời buổi khó khăn
 
Gần ngay nơi các chú ngựa đang đứng là nhiều người lao động ở chợ người cũng đang chờ khách
  
Đìu hiu xe ngựa thời buổi khó khăn
Xe ngựa chạy vào cả đường chính Trung tâm TP Hà Tĩnh, "sát cánh" cùng các phương tiện giao thông cơ giới để lòng vòng tìm khách
 
Đìu hiu xe ngựa thời buổi khó khăn
 
Đìu hiu xe ngựa thời buổi khó khăn
Các bác tài chơi bài giết thời gian.
 
 
 Văn Dũng
 

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm