1. Dòng sự kiện:
  2. Thành phố Thủ Đức
  3. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định

Lở mồm long móng ở miền Trung và Tây Nguyên:

Dịch lây lan không thể kiểm soát

(Dân trí) - Là điểm nóng nhất cả nước về tình hình dịch bệnh, nhưng việc bao vây đánh dấu gia súc bệnh ở miền Trung và Tây Nguyên không thể thực hiện được, do tập quán chăn thả tự do, nhiều nơi giấu dịch. Bộ Tài chính buộc phải ra thông báo không hỗ trợ kinh phí tiêm phòng và tiêu hủy cho những nơi giấu dịch.

Theo báo cáo chiều 30/5 của các đoàn kiểm tra tại các tỉnh trọng điểm về dịch LMLM, Tây Nguyên hiện là khu vực có số lượng gia súc mắc bệnh lớn nhất cả nước, chỉ riêng tỉnh Gia Lai, đã có tới 10.000 con gia súc bị mắc bệnh. Mặc dù vậy, do tập tục chăn thả tự do nên số cơ sở có điều kiện cách ly gia súc bệnh, công tác tiêu độc khử trùng và khả năng cung ứng tiêm phòng rất khó khăn. Bên cạnh đó, do lực lượng thú y thiếu nên việc bao vây, đánh dấu gia súc bệnh không thể thực hiện được. Hiện, dịch bệnh LMLM tại Miền Trung và Tây Nguyên vẫn tiếp tục lây lan không thể kiếm soát.

 

Hiện tổng số trâu, bò mắc bệnh là 12.996 con và 2.011 lợn; số gia súc bị chết và tiêu huỷ là 288 con trâu, bò và 17.510 con lợn.

Hiện nay, bản đồ dịch lở mồm long móng đã mở rộng sang 40 tỉnh, thành phố trên cả nước. Tỉnh mới nhất vừa "góp mặt" trong vùng dịch là Bình Dương.

 

Ngày 24/5, dịch bệnh tấn công 8 hộ chăn nuôi bò tại xã Phú Mỹ, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình dương, làm 34 bò mắc bệnh. Không chỉ có vậy, dịch còn tìm đến 1 hộ chăn nuôi lợn tại xã Tam Lập, huyện Phú Giáo, làm 5 con lợn mắc bệnh. Nguyên nhân xảy ra dịch là do gia súc không được tiêm phòng vắc-xin lở mồm long móng, do đàn lợn tiếp xúc với phân bò được vận chuyển từ nơi khác về bón cao su.

 

Không hỗ trợ kinh phí cho địa phương giấu dịch

 

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Bùi Bá Bổng cho biết, trên thực tế số gia súc bị mắc bệnh còn cao hơn rất nhiều so với con số thống kê được, do một số tỉnh cố tình giấu dịch. Mặc dù một số địa phương đã tạm thời khống chế được dịch nhưng diễn biến vẫn rất phức tạp, tốc độ lây lan ra rất nhanh… Đặc biệt, phản ứng của các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương các cấp còn chậm, chưa quyết liệt, có nơi không công bố dịch.

 

Ban chỉ đạo cho biết thêm, do kinh phí hỗ trợ cho người nông dân, đặc biệt là đối với con giống còn quá thấp so với giá trị thực tế, cơ quan chức năng vẫn còn tranh cãi về vấn đề dịch bệnh có thể chữa được hay không nên công tác tiêu huỷ gia súc bệnh rất khó khăn.

 

Trước mắt, Ban chỉ đạo có thể đề nghị Chính phủ tăng mức hỗ trợ lên 18.000 đồng/kg gia súc trâu, bò bị tiêu huỷ. Tuy nhiên, để nắm rõ tình hình thực tế dịch bệnh và có biện pháp khống chế, Bộ Tài chính yêu cầu các địa phương không được giấu dịch và phải công bố theo quy định, nếu không địa phương đó sẽ không được hưởng hỗ trợ kinh phí mua vaccine tiêm phòng và hỗ trợ tiêu huỷ.

 

Nguyễn Hiền

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm