1. Dòng sự kiện:
  2. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết
  3. Sắp xếp bộ máy để tinh, gọn, mạnh

Bình Phước:

“Đầu ra” cây sắn không ảnh hưởng vì vụ Vedan

(Dân trí) - “UBND tỉnh Bình Phước chưa có quyết định đình chỉ hoạt động nhà máy Vedan Bình Phước. Chúng tôi chưa thấy báo cáo nào về việc Vedan ngừng thu mua sắn của nông dân. Nếu sắn không tiêu thụ được thì UBND tỉnh sẽ có giải pháp”.

Đó là khẳng định của ông Trương Tấn Thiệu, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước với PV Dân trí vào trưa 2/10 trước thông tin “người dân hoang mang vì nhà máy Vedan không mua sắn”.

Vẫn nhập sắn từ Campuchia

Tỉnh Bình Phước hiện có hàng chục cơ sở sản xuất, chế biến tinh bột sắn đóng trên địa bàn. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, Sở Tài nguyên - Môi trường (TNMT) và Cảnh sát Môi trường tỉnh Bình Phước đã phát hiện một số nhà máy sản xuất tinh bột sắn có sai phạm trong khâu xử lý nước thải.

Theo đó, ngày ngày 26/9, Công ty TNHH Chế biến tinh bột sắn KMC Việt Nam (có trụ sở tại xã Thành Tâm, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước) đã chính thức bị tạm đình chỉ hoạt động trong thời gian 10 ngày để thực thi quyết định xử phạt vì hành vi để chất thải gây ô nhiễm môi trường.

Ngày 29/9, Công ty Vedan Phước Long (Bình Phước) thuộc Công ty Cổ phần Hữu hạn Vedan Việt Nam cũng bị Thanh tra Sở TNMT và Cảnh sát môi trường phát hiện, lập biên bản và đình chỉ xả thải trong thời gian 10 ngày để hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải.

Ngày 29/9, Vedan Bình Phước thông báo tạm ngừng việc thu mua sắn tươi. Đến ngày 1/10, có một số thông tin phản ánh người dân chở sắn tới nhà máy Vedan Bình Phước ép buộc nhà máy phải mua. Nhiều người dân hoang mang bán tống bán tháo sắn vì sợ Vedan ngừng hoạt động luôn.

“Đầu ra” cây sắn không ảnh hưởng vì vụ Vedan - 1
  

Ông Trương Tấn Thiệu, Chủ tịch
UBND tỉnh Bình Phước (ảnh: Công
Quang).

Ông Trương Tấn Thiệu, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước cho biết: “Chúng tôi chưa thấy báo cáo nào mà nếu không có Vedan thì vẫn còn 4 nhà máy tinh bột sắn khác trên địa bàn đang hoạt động và thu mua sắn. Nếu trường hợp người dân không tiêu thụ được thì tỉnh sẽ có giải pháp cho đầu ra của cây sắn”.

Cũng theo ông Thiệu, việc đình chỉ hoạt động một nhà máy nào trên địa bàn đều thuộc thẩm quyền cuối cùng của UBND tỉnh thông qua sự tham mưu của Sở TNMT và Phòng Cảnh sát môi trường. Hiện, UBND tỉnh chưa ban hành quyết định đình chỉ hoạt động của nhà máy Vedan Bình Phước.

Ngoài ra, nếu như các nhà máy sản xuất tinh bột sắn bị đình chỉ thì tỉnh sẽ chỉ đạo các nhà máy đủ điều kiện hoạt động thu mua. Nói về nguồn nguyên liệu sắn cung cấp cho các nhà máy, ông Thiệu cho biết: “Nguồn nguyên liệu sắn của tỉnh luôn không đủ cung cấp cho các nhà máy nên phải nhập từ Campuchia về để sản xuất”.

Tháng 11 mới vào chính vụ thu hoạch sắn

Hiện người nông dân một số nơi trong cả nước đang lao đao vì sợ cơn bão số 7 sẽ làm cho cây sắn bị ngập úng. Giai đoạn này, độ tinh bột trong củ sắn nhiều mà gặp nước thì sẽ bị hỏng hết. Tuy nhiên, với vị trí địa lý như Bình Phước, cơn mưa trong những ngày qua là chưa đủ để làm củ sắn bị thối như một số nơi. 

Anh Trịnh Xuân Tưởng, một nông dân trồng sắn có tiếng ở xã Long Hà, huyện Phước Long cho biết, hiện gia đình anh có hơn 100 ha sắn cũng sắp bước vào mùa thu hoạch. Tuy nhiên, nếu việc nhà máy Vedan ngừng hoạt động trong 10 ngày thì cũng không ảnh hưởng gì đến việc bán sắn.

Bởi thời điểm này mới là bắt đầu vào mùa thu hoạch, tâm điểm của vụ sắn phải là vào tháng 11. Cũng theo anh Tưởng, nếu không có nhà máy Vedan Bình Phước thu mua sắn thì cũng có thể bán sang các nhà máy khác như: Nhà máy sản xuất tinh bột sắn KMC Việt Nam, hay xuất sang các tỉnh Tây Ninh, Đak Lak… dù phải tốn chi phí vận chuyển.

Còn giải pháp cuối cùng là cắt sắn lát, phơi khô.

Ông Trần Công Dũng, Chủ tịch UBND xã Long Hà cho biết, tại địa phương có khoảng 15.000 nhân khẩu sống bằng nguồn thu nhập từ cây mì là chính. Việc trồng sắn là tự phát của người dân. Các nhà máy sản xuất không bao tiêu việc trồng nên khi có thông tin nhà máy đóng cửa làm người dân hoảng loạn, tìm cách bán tống bán tháo mà thôi.

Trao đổi với chúng tôi qua điện thoại, ông Trương Duy Điểu, Chủ tịch UBND huyện Phước Long khẳng định rằng: “Tôi chưa nghe phản ánh về việc người dân không tiêu thụ được nguồn sắn nguyên liệu và phải bán tháo. Không có sắn để mà mua chứ làm gì có chuyện không có nơi tiêu thụ”.

Công Quang

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm