Hà Nội:

Đầu năm suýt tắc đường dưới... đáy sông Hồng

(Dân trí) - Mùa khô về, lòng sông Hồng nhiều khúc lại cạn trơ đáy. Vì thế người ta làm con đường mòn dưới đáy sông Hồng để người dân có thể đi bộ vài trăm mét dưới đáy sông rồi lên phà sang sông.

Trở lại Thủ đô vào ngày mùng 3 Tết (2/2/2014), tôi chọn tuyến đường đi từ xã Vĩnh Thịnh (huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc), bách bộ gần hết lòng sông Hồng sang đất “Hai Vua” - xã Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội).

Người dân ở đây cho biết, năm nào cũng vậy, cứ đến mùa khô, khu vực bến phà Vĩnh Thịnh lại cạn trơ đáy. Người dân muốn đi phà sang Thủ đô thì phải đi bộ dưới đáy sông tới khoảng 700m mới đến điểm phà cập bến.

Những ngày tết, nhà phà thu tiền của khách qua phà cao hơn gấp nhiều lần so với ngày thường: 80 nghìn đồng/ô tô/lượt và 30 nghìn đồng/xe máy.

Những hình ảnh hiếm thấy về người đi bộ, ô tô, xe máy thoải mái vi vu vu dưới đáy sông Hồng.

Hiếm khi được bách bộ thoải mái dưới lòng sông Hồng dài tới gần 1km.

Hiếm khi được bách bộ thoải mái dưới lòng sông Hồng dài tới gần 1km.

Hiếm khi được bách bộ thoải mái dưới lòng sông Hồng dài tới gần 1km.

Từ Làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây) sang xã Vĩnh Thịnh, Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) bằng đường bộ dưới đáy sông Hồng.

Những tảng đá lớn trơ trọi dưới đáy sông Hồng.

Những tảng đá lớn trơ trọi dưới đáy sông Hồng.

Máy xúc ngự ngay dưới lòng sông.

Máy xúc "ngự" ngay dưới lòng sông.

Khơi sông giữa lòng sông Hồng để lấy nước.

Khơi "sông" giữa lòng sông Hồng để lấy nước.

Khơi sông giữa lòng sông Hồng để lấy nước.

Chị Hồ Thị Lạc, thông An Lão (xã Vĩnh Thịnh, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) cho biết, hàng ngày chị được ông chủ bến phà thuê 130 nghìn/ngày để làm nhiệm vụ tưới nước xuống đường làm cho nền đường bằng cát được chặt hơn để giúp phương tiện qua lại dễ dàng.

Hàng đoàn xe dài chen nhau lên xuống phà khiến giao thông dưới sông Hồng suýt bị tắc.

Hàng đoàn xe dài chen nhau lên xuống phà khiến "giao thông" dưới sông Hồng suýt bị tắc.

Đoàn xe dài nối đuôi nhau chờ lên phà.

Đoàn xe dài nối đuôi nhau chờ lên phà.

Sau khoảng 15 phút những chiếc xe hơi đã yên vị trên phà để sang đất Hai Vua.

Sau khoảng 15 phút những chiếc xe hơi đã yên vị trên phà để sang đất "Hai Vua".

Những chuyến phà đầu năm mới chở người dân cùng phương tiện qua sông Hồng

Những chuyến phà đầu năm mới chở người dân cùng phương tiện qua sông Hồng

rời phà.

rời phà.

rời phà.

Tháng 12/2011, cầu Vĩnh Thịnh bắc qua sông Hồng nối thị xã Sơn Tây (Hà Nội) với huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) được khởi công. Tổng chiều dài toàn dự án lên đến 5.487m, trong đó phần cầu dài 4.480m, đây là cây cầu bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực dài nhất vượt sông Hồng được xây dựng. Dự kiến cây cầu này còn khoảng vài tháng nữa là hoàn thành và đi vào hoạt động. 

Theo sử sách ghi lại xã Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội là quê hương của Phùng Hưng và Ngô Quyền.

Phùng Hưng sinh ra và lớn lên ở làng Cam Lân (xã Đường Lâm), nửa sau thế kỷ VIII, đất nước ta chịu ách đô hộ của nhà Tùy Đường cực kỳ hà khắc. Phùng Hưng đã cùng em là Phùng Hãi và Bồ Phá Cần chiêu tập binh sĩ cùng nhân dân phất cờ khởi.nghĩa. Từ quê hương ông đánh thành Tống Bình (Hà Nội), đập tan tành đạo quân xâm lược của Cao Chính Bình, dành lại quyền độc lập tự chủ (791- 802). Nhân dân tôn vinh ông là: Bố Cái Đại Vương!

Ngô Quyền là con trai Châu Mục Đường Lâm Ngô Mân (Ông chính là người làng Cam Lâm). Ngô Quyền sinh ra tướng mạo tuấn kiệt hơn người, sáng mắt như sao, sức địch muôn người. Thuở tráng niên đã từng ghì sừng hai con trâu đực đánh nhau làm cho chúng hoảng sợ mà buông nhau bỏ chạy. Lớn lên ông làm nha tướng cho Dương Diên Nghệ, trấn thủ châu Hoan, Châu Ái. Sau loạn Kiều Công Tiễn ông đã trấn yên nước nhà và tiến hành cuộc kháng chiến chống thù ngoài, trận đánh trên sông Bạch Đằng thể hiện sự thông minh tài trí thiên tài trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.

 Tuấn Hợp