1. Dòng sự kiện:
  2. 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
  3. Thảm họa lũ quét Làng Nủ

Đào được củ khoai "lạ" khổng lồ nặng hơn 16kg!

Một người tại thôn Thanh Cao, xã Ngọc Thanh, Phúc Yên, Vĩnh Phúc (phía nam của dãy Tam Đảo), vừa bất ngờ đào được củ khoai khổng lồ nặng tới hơn 16kg!

 

Củ khoai khổng lồ nặng hơn 16kg!

Củ khoai khổng lồ nặng hơn 16kg!

 

Cách đây ít ngày, khi bắt tay vào đào gốc khoai bên vệ đồi, bà Đoàn Thị Ánh Thơ, ở thôn Thanh Cao, Ngọc Thanh, Phúc Yên, Vĩnh Phúc, không thể ngờ củ khoai lớn đến vậy. Càng đào, bà càng như không tin vào mắt mình. Hì hụi mất nửa ngày, cuối cùng bà Thơ cũng lấy lên được củ khoai khổng lồ...

 

Tiếc là củ khoai bị gẫy mất một phần, không được toàn vẹn. Dù vậy, khi đặt lên cân, phần chính của củ khoai này đã nặng tới 12,5kg!

 

Chiều 19/2/2014, bà Thơ quyết định đào rộng ra, tìm lấy nốt được phần bị gãy, nặng hơn 3,5kg nữa. Như vậy, củ khoai khổng lồ này tổng cân nặng tới hơn 16kg!

 

Bà Thơ bên củ khoai khổng lồ do mình đào được
Bà Thơ bên củ khoai khổng lồ do mình đào được

 

Cùng tại gốc đó, bà Thơ còn đào được một số củ nữa, nhỏ hơn, có củ nặng khoảng 7kg, có củ khoảng 3kg…

 

Đây là lần đầu tiên trong đời bà Thơ cũng như những người ở Thanh Cao nhìn thấy củ khoai lớn đến như thế. Theo bà Thơ, loại khoai này thường được gọi người dân địa phương gọi là khoai Tam Đảo. Cũng có người gọi là mùng Tam Đảo, bởi lẽ lá rất to, tựa như lá cây ráy, nhất là cây dọc mùng, nhưng cao tới 1,5m!

 

Trong khi đó, một số ý kiến cho rằng đây là khoai Hoàng Phố, một giống khoai xuất xứ từ Trung Quốc. Tuy nhiên, ý kiến này có vẻ không đủ sức thuyết phục, bởi cũng không thấy tài liệu nào nhắc đến khoai Hoàng Phố. Trong khi khoai Lệ Phố (khoai nổi tiếng xuất xứ từ Trung Quốc, du nhập sang Việt Nam từ lâu) lại là loại khoai môn nhỏ. Mỗi cây khoai môn Lệ Phố chỉ cho một củ cái (nặng cỡ 600 - 700g, có trường hợp củ nặng đến 2 kg) và một ít của con (củ mầm) bám vào củ cái. Khoai Lệ Phố không giống loại khoai tìm được ở Thanh Cao này!

 

Khoai này rất hợp với khí hậu, thổ nhưỡng ở Tam Đảo, vì thế nhiều người gọi nó là khoai Tam Đảo hay mùng Tam Đảo. Thời gian, từ lúc trồng đến khi thu hoạch khoảng 10 đến 12 tháng.
 
Bà Thơ bên củ khoai khổng lồ do mình đào được

 

Mặc dù được gọi là mùng Tam Đảo, nhưng không thấy người dân ở đây sử dụng lá và cuống lá của cây khoai này làm thức ăn. Người ta chỉ ăn phần củ.

 

Loại khoai này có thể chế biến theo rất nhiều cách, nếu nấu canh thì chất lượng bình thường, nhưng nếu cắt nhỏ, hấp chín, giã nhỏ, thêm ít bột mì, gia vị, rau thơm, tiêu… trộn đều đem rán lên thì đích thị đó là món… đặc sản!

 

Theo Thu Huệ
 An ninh Thủ đô