Đâm thuê, chém mướn tràn lan: Vì đâu nên nỗi?
Sau quá nhiều vụ "xuống tay" và sử dụng vũ khí để đòi nợ, nhất là vụ việc ẩu đả trong đêm 2/4 tại xã Đồng Nhân, câu hỏi đặt ra là vì sao thời gian gần đây lại xuất hiện quá nhiều đối tượng đâm thuê, chém mướn khiến người dân cảm thấy bất an đến vậy?
Theo xác minh của Phòng Cảnh sát Hình sự Công an Hà Nội, trong vụ ẩu đả đêm 2/4, số tiền mà Nguyễn Thị Hằng, SN 1971, ở phường Đồng Mai, quận Hà Đông (Hà Nội), người đi chiếc xe ô tô Toyota Innova màu trắng, BKS: 29A-302.28 bị đập phá để lại hiện trường cùng với 3 thanh niên khác ngồi trong xe đi đòi nợ số tiền 50 triệu đồng. Mặc dù số tiền cho vay không lớn, nhưng khi gặp những kẻ chặn đánh, chị Hằng đã gọi anh trai là Nguyễn Đắc Sơn, SN 1966, ở phường Đồng Mai, quận Hà Đông, đến hiện trường cùng với 5 người khác. Mục đích của Hằng và Sơn là đến để “hỏi” vì sao lại chặn đánh xe của Hằng. Tuy nhiên, thực tế hiện trường cho thấy chính Hằng và Sơn cùng các đối tượng khác phải bỏ chạy trước sự “bao vây” của 20 đối tượng khác.
Sự việc ẩu đả trong đêm 2/4 này, cùng với hàng loạt các vụ mang vũ khí đi đòi nợ thời gian vừa qua đã đặt ra câu hỏi vì sao lại có hiện tượng này?
Theo phân tích của một cán bộ điều tra Phòng Cảnh sát Hình sự, sở dĩ có tình trạng này là bởi trong thời gian qua do khó khăn về kinh tế nên có sự bùng phát về vay nợ tín dụng đen. Theo quan điểm của công an, việc vay nợ mà không trả có thể xử lý dưới góc độ lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, theo quan điểm của Viện Kiểm sát, việc vay nợ này chỉ có thể áp dụng hình thức xử lý là “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Bởi nếu muốn áp dụng tội theo hành vi lừa đảo, cơ quan điều tra phải chứng minh được thủ đoạn gian dối có trước tài sản. Nhưng chứng minh ý thức con người là hoàn toàn khó.
Thông thường, cứ vay tiền mà sử dụng không đúng bản chất đã là hành vi lạm dụng chiếm đoạt. Nhưng theo quy định của luật là phải chứng minh được việc sử dụng dòng tiền có dấu hiệu phạm pháp thì mới gọi là Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Chính vì thế, thời gian qua trong xã hội đã xuất hiện nhiều vụ việc mà các đối tượng vốn là những người lương thiện thành phạm tội. Nguyên do là ở việc, cho vay tiền nhưng người vay không trả, trong khi đó, con nợ lại khoác cho mình vẻ bề ngoài sang trọng, sung sướng. Trong nhiều trường hợp người cho vay tiền do những bứ bách về cuộc sống buộc phải đòi được tiền, nhờ pháp luật can thiệp thì vướng vào việc áp dụng tội như phân tích ở trên nên họ buộc phải thuê các đối tượng đâm thuê chém mướn giúp mình đòi được tiền.
"Xét ở góc độ nào đó, việc này chính là nguyên nhân dẫn đến việc phát sinh tội phạm đâm thuê chém mướn trên địa bàn", vị cán bộ này cho biết.
Bên cạnh đó, theo phân tích của một chuyên gia tâm lý, việc gia tăng các đối tượng sẵn sàng đâm chém người trong xã hội là dấu hiệu của việc có một bộ phận người đang mất niềm tin vào cuộc sống, chính bản thân mình. Bây giờ, để giải quyết mâu thuẫn dù là nhỏ nhặt, ngay lập tức, người ta nghĩ đến vũ khí, đến hung khí và nghĩ đến hội đồng.
Thực tế các vụ việc đi đòi nợ vừa qua cũng cho thấy nhận định này là đúng. Những chủ nợ khi đi đòi tiền con nợ đều không đi một mình mà thường đi cùng từ 2 đối tượng trở lên. Vậy có phải những đối tượng đâm thuê, chém mướn này có sẵn gene tội phạm trong người? PGS- TS Nguyễn Minh Đức, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm, Học viện Cảnh sát nhân dân cho rằng đây là một nhầm lẫn lớn của khoa học.
TS Đức cho rằng, tội phạm là một vấn đề xã hội. Chỉ có thể phòng, chống tội phạm hữu hiệu bằng cách tạo ra một môi trường xã hội lành mạnh, đúng như Steve Jones nhấn mạnh: “Một từ ngữ bị hiểu sai nhiều nhất trong di truyền học là chữ ‘for’ (dành cho), như trong câu "gene dành cho một cái gì đó". Chẳng có một gene dành cho bất cứ cái gì cả. Một gene chỉ là một chất hóa học mà bạn có thể nhỏ vào một ống nghiệm. Các gene chỉ biểu lộ tác động của chúng theo những tổ hợp riêng biệt, và quan trọng nhất là trong những môi trường riêng biệt. Đó là yếu tố cơ bản. Một khi được đặt vào trong một môi trường xã hội thích hợp thì gene mới làm công việc của nó. Nhưng trong khi bạn không thể dễ dàng thay đổi gene, bạn có thể thay đổi xã hội vào ngày mai”.
Sự việc ẩu đả trong đêm 2/4 này, cùng với hàng loạt các vụ mang vũ khí đi đòi nợ thời gian vừa qua đã đặt ra câu hỏi vì sao lại có hiện tượng này?
Theo phân tích của một cán bộ điều tra Phòng Cảnh sát Hình sự, sở dĩ có tình trạng này là bởi trong thời gian qua do khó khăn về kinh tế nên có sự bùng phát về vay nợ tín dụng đen. Theo quan điểm của công an, việc vay nợ mà không trả có thể xử lý dưới góc độ lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, theo quan điểm của Viện Kiểm sát, việc vay nợ này chỉ có thể áp dụng hình thức xử lý là “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Bởi nếu muốn áp dụng tội theo hành vi lừa đảo, cơ quan điều tra phải chứng minh được thủ đoạn gian dối có trước tài sản. Nhưng chứng minh ý thức con người là hoàn toàn khó.
Các đối tượng đâm thuê chém mướn xuất hiện ngày càng nhiều gây bất an cho xã hội - Ảnh minh họa |
Thông thường, cứ vay tiền mà sử dụng không đúng bản chất đã là hành vi lạm dụng chiếm đoạt. Nhưng theo quy định của luật là phải chứng minh được việc sử dụng dòng tiền có dấu hiệu phạm pháp thì mới gọi là Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Chính vì thế, thời gian qua trong xã hội đã xuất hiện nhiều vụ việc mà các đối tượng vốn là những người lương thiện thành phạm tội. Nguyên do là ở việc, cho vay tiền nhưng người vay không trả, trong khi đó, con nợ lại khoác cho mình vẻ bề ngoài sang trọng, sung sướng. Trong nhiều trường hợp người cho vay tiền do những bứ bách về cuộc sống buộc phải đòi được tiền, nhờ pháp luật can thiệp thì vướng vào việc áp dụng tội như phân tích ở trên nên họ buộc phải thuê các đối tượng đâm thuê chém mướn giúp mình đòi được tiền.
"Xét ở góc độ nào đó, việc này chính là nguyên nhân dẫn đến việc phát sinh tội phạm đâm thuê chém mướn trên địa bàn", vị cán bộ này cho biết.
Bên cạnh đó, theo phân tích của một chuyên gia tâm lý, việc gia tăng các đối tượng sẵn sàng đâm chém người trong xã hội là dấu hiệu của việc có một bộ phận người đang mất niềm tin vào cuộc sống, chính bản thân mình. Bây giờ, để giải quyết mâu thuẫn dù là nhỏ nhặt, ngay lập tức, người ta nghĩ đến vũ khí, đến hung khí và nghĩ đến hội đồng.
Thực tế các vụ việc đi đòi nợ vừa qua cũng cho thấy nhận định này là đúng. Những chủ nợ khi đi đòi tiền con nợ đều không đi một mình mà thường đi cùng từ 2 đối tượng trở lên. Vậy có phải những đối tượng đâm thuê, chém mướn này có sẵn gene tội phạm trong người? PGS- TS Nguyễn Minh Đức, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm, Học viện Cảnh sát nhân dân cho rằng đây là một nhầm lẫn lớn của khoa học.
TS Đức cho rằng, tội phạm là một vấn đề xã hội. Chỉ có thể phòng, chống tội phạm hữu hiệu bằng cách tạo ra một môi trường xã hội lành mạnh, đúng như Steve Jones nhấn mạnh: “Một từ ngữ bị hiểu sai nhiều nhất trong di truyền học là chữ ‘for’ (dành cho), như trong câu "gene dành cho một cái gì đó". Chẳng có một gene dành cho bất cứ cái gì cả. Một gene chỉ là một chất hóa học mà bạn có thể nhỏ vào một ống nghiệm. Các gene chỉ biểu lộ tác động của chúng theo những tổ hợp riêng biệt, và quan trọng nhất là trong những môi trường riêng biệt. Đó là yếu tố cơ bản. Một khi được đặt vào trong một môi trường xã hội thích hợp thì gene mới làm công việc của nó. Nhưng trong khi bạn không thể dễ dàng thay đổi gene, bạn có thể thay đổi xã hội vào ngày mai”.
Theo Trúc Dân
VnMedia