1. Dòng sự kiện:
  2. Nổ xưởng gỗ ở Đồng Nai
  3. 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đã xác định người “rút ruột” xăng

“Đã xác định danh tính bốn lái, phụ xe liên quan đến vi phạm rút ruột xăng dầu trong quá trình vận chuyển tại TPHCM” - ông Vương Thái Dũng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), cho biết ngày 12/1.

Thất thoát 20 lít xăng dầu/chuyến?

 

Theo ông Dũng, các nhân viên này thuộc Công ty Cổ phần Cơ khí Xăng dầu (PMS) và Công ty Cổ phần Vận tải - Dịch vụ Petrolimex Sài Gòn (PTS Sài Gòn). Đó là Võ Minh Toản, Vũ Đức Thuận (xe 57K-8275, PMS); Phạm Anh Tuấn (57K-7616, PTS) và Cao Thành Tâm (57H-2316, PTS).

 

Ông Dũng cho biết các nhân viên tường trình: Trong một tháng, qua mỗi chuyến vận chuyển, họ đã ăn bớt khoảng 10-20 lít xăng dầu. Nếu so với sức chứa của mỗi xe bồn (16.000 lít xăng dầu) thì con số rút ruột này rất nhỏ, khó phát hiện được. Để kiểm chứng, lãnh đạo Petrolimex đã yêu cầu các đơn vị xác minh chính xác khối lượng thất thoát, xảy ra từ khi nào, đặc biệt kiểm tra xem các nhân viên đã cho chất gì vào bồn xăng.

 

“Petrolimex đã yêu cầu các đơn vị thành viên liên quan báo cáo kết quả xác minh cho cơ quan công an để tiếp tục điều tra, làm rõ” - đại diện Petrolimex cho hay.

 

DN đầu mối phải có trách nhiệm

 

Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM chiều 12/1, ông Mai Chí Thuần, Phó Chánh thanh tra Bộ KH&CN, cho rằng doanh nghiệp (DN) đầu mối phải chịu trách nhiệm về chất lượng xăng dầu. “DN kinh doanh xăng dầu phải có nghĩa vụ kiểm tra, quản lý chất lượng xăng trong hệ thống phân phối của mình” - ông Thuần nhấn mạnh.

 

Theo ông Thuần, Thanh tra Bộ KH&CN đã tổ chức cuộc thanh tra trên diện rộng với 3.000 mẫu xăng dầu trên toàn quốc, trong đó có mẫu xăng của các xe bị cháy, nổ thời gian qua. Kết quả sẽ được công bố trước tết Nguyên đán 2012. Tuy nhiên, với những điểm bán xăng dầu nhỏ lẻ thì việc kiểm tra, kiểm soát chất lượng là vấn đề nan giải. “Với các điểm bán vỉa hè đó, chính chính quyền địa phương phải có trách nhiệm và biện pháp quản lý” - ông Thuần nói.

 

Ngày 12/1, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đã có văn bản gửi các thương nhân kinh doanh xăng dầu đầu mối yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng xăng dầu trong hệ thống. Cụ thể, các thương nhân phải tuân thủ các quy định về quản lý chất lượng xăng dầu trong quá trình nhập khẩu, sản xuất, pha chế, tồn trữ, vận chuyển và bán cho người tiêu dùng. Đồng thời, chịu trách nhiệm về chất lượng xăng dầu trong hệ thống phân phối do mình quản lý. Các thương nhân phải bảo đảm độ chính xác của dụng cụ đo lường; bán xăng dầu đủ số lượng, đúng chất lượng; thực hiện nghiêm Nghị định 84/2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.



Hoài nghi mẫu xăng từ “xe bồn rút ruột”
Ngày 12/1, Cục Quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa phía Nam cho biết: Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 (Trung tâm 3) vừa thông báo kết quả kiểm nghiệm các mẫu xăng do Cục lấy từ các điểm kinh doanh mà xe bồn “rút ruột” đã ghé qua (báo Thanh Niên đã thông tin trong những ngày qua). Đó là cây xăng Petrolimex 469 Bạch Đằng, quận Bình Thạnh và cây xăng Petrolimex gần ĐH Nông Lâm (quốc lộ 1A, quận Thủ Đức). Kết quả, không mẫu xăng nào có dấu hiệu bất thường. Tuy nhiên, Trung tâm 3 cho rằng trong quy trình lấy mẫu xăng, có thể Cục đã lấy không đúng bồn hoặc không đúng mẻ xăng mà xe bồn pha chế đổ vào cây xăng.

Trong khi đó, ông Phan Minh Tân, Giám đốc Sở KH&CN TPHCM, cho biết ngày 9/1, Sở đã ra quân kiểm tra chất lượng xăng dầu trên địa bàn.

 

Theo Trà Phương - Nguyễn Dân
Pháp Luật TPHCM