1. Dòng sự kiện:
  2. Thành phố Thủ Đức
  3. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định

Cựu chiến binh già và 7 người điên trên lưng

8 người con, 3 trai, 5 gái nối tiếp nhau ra đời, để rồi khi ở cái tuổi thập cổ lai hy, ông vẫn còn phải nai lưng ra nuôi 7 đứa con cháu tâm thần, người vợ què và một người mẹ già ở tuổi 93 tuổi.

Sau khi bị thương ở chiến trường Bình - Trị - Thiên khói lửa và nằm viện một thời gian tại 43K4 Quảng Bình, ông Nguyễn Văn Tưng (ở thôn Võ Lao, xã Văn Võ, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội) trở về quê xây dựng gia đình cùng bà Đỗ Thị Xúi. 8 người con, 3 trai, 5 gái nối tiếp nhau ra đời, để rồi khi ở cái tuổi thập cổ lai hy, ông vẫn còn phải nai lưng ra nuôi 7 đứa con cháu tâm thần, người vợ què và một người mẹ già ở tuổi 93 tuổi. Và dường như, mỗi ngày với người cựu chiến binh này như kiếp người dài trên trái đất.

 

Không giống như các ông bố, bà mẹ khác, về già được hưởng sự quan tâm và bao bọc của con cháu thì hằng ngày, ông Tưng đang chạy ăn từng bữa để kéo dài sự tồn tại của hầu hết đám con cháu của mình. Ông kể, người con cả tên Tăng chết khi còn rất trẻ, vợ bỏ đi chưa một lần trở lại. Anh con thứ hai là Thêm (39 tuổi) mắc bệnh tim bẩm sinh.

 

Anh thứ ba đặt tên Tươi (37 tuổi) hi vọng đời nó sáng sủa hơn thì lớn dần lên lại mắc bệnh thần kinh không bình thường. Còn 5 cô con gái, 2 cô lấy chồng xa, 2 cô sống ở tận miền Nam, còn cô út tên Đượm chưa chồng, mắt kém, bỏ đi biền biệt mấy năm nay chưa về. Đã thế, trong 3 đứa con của anh Thêm thì một đứa mắc tim bẩm sinh giống bố, cho đi viện, bác sĩ nói phải thay tim nhưng đại gia đình chẳng ai có tiền.

 

Vợ chồng anh Tươi đẻ sòn sòn 5 đứa con mà đứa nào cũng nhếch nhác, thần kinh không bình thường và… mù chữ. Còn bà Xúi, bị lao xương, ngồi một chỗ "canh" nhà hơn 10 năm nay. Gọi là "canh" nhưng trong nhà cũng chẳng có gì đáng giá để mất ngoài 1 chiếc bếp gas được nhà hảo tâm ủng hộ.

 

Khi kể về vợ chồng người con thứ 2, ông lắc đầu ngao ngán: "Gia đình thằng Tươi tối thui thì không nói làm gì vì nó bị tâm thần nhưng vợ chồng thằng Thêm cũng chẳng khá hơn. Chúng nó đều lẩm cẩm. Nói đến đây, bà Đỗ Thị Luận, người cùng làng, lên nhờ ông đan cái rổ xúc cám cảnh: "Hai vợ chồng cái thằng Thêm kia có biết gì đâu. Có người thương, muốn giúp đỡ, bảo hằng tháng người ta gửi tiền qua bưu điện, anh có ra Bưu điện Hà Đông nhận tiền được không, nhưng rồi nó cũng có biết đường mà đi nhận đâu. Các con thì mù chữ hết, chả đứa nào học hành gì".

 

Căn nhà của ông Tưng giống như một ngôi nhà bỏ hoang.

Căn nhà của ông Tưng giống như một ngôi nhà bỏ hoang.

 

 

Trong đó 5 đứa cháu nội của ông - con anh Thêm, em Thuận là "đỡ đỡ" nhất, là niềm an ủi duy nhất của ông, em 14 tuổi, đi theo ông ngoại làm thuê lấy miếng ăn. Em Hòa, em Chiểu nghĩ mãi mới nói được một câu. Còn em Tư (7 tuổi), em Năm (4 tuổi) thì từ bé đến giờ chả thấy nói một câu nào. Ông nói, có bận vợ chồng anh Thêm đi mò cua bắt ốc đến nửa đêm mới về nấu cơm cho con ăn, lắm hôm thì cả vợ cả chồng đi lang thang rồi ngủ ngoài cánh đồng; nói chuyện, hỏi chuyện, vợ chồng còn chẳng biết đường mà trả lời.

 

Ngồi nhớ lại một thời trận mạc, ông bảo lúc đó có biết chất độc da cam là cái gì đâu, chỉ thấy rừng cây rụng sạch lá không còn một chiếc. Ông cũng kể: "Tôi mới được nhận tiền chế độ 3 - 4 năm nay đấy, lúc đầu được 1,3 triệu đồng; lúc sau được 1,8 triệu; vừa rồi có giấy gọi đi khám lại nhưng tôi chưa đi, sau đấy thì xuống còn 1,5 triệu đồng".

 

Được biết, gia đình ông năm nào cũng đội sổ nghèo trong làng. Tiền hỗ trợ chất độc da cam, ông cho vợ chồng anh Thêm nuôi con, còn ông nhận đan rổ xúc thuê, kiếm thêm tiền rau cháo qua ngày. Ông ngậm ngùi bảo, thỉnh thoảng người ta vẫn cho gạo đấy, nhưng ông không nấu đâu, nấu thì lại mất tiền điện, mất tiền gas.

 

Ông Tưng kể về hoàn cảnh gia đình mình.

Ông Tưng kể về hoàn cảnh gia đình mình.

 

Gia đình Nguyễn Văn Tăng hiện đang rất khó khăn. Cả gia đình nheo nhóc, nghèo khổ và do một tay người cựu chiến binh già gánh vác.

 

Trưởng thôn Võ Lao - ông Đỗ Văn Thiết, cho biết: Gia đình ông Tưng thuộc diện hộ nghèo nhất thôn. Ngoài trợ cấp chất độc hóa học, ông Tưng không có trợ cấp gì thêm. Mỗi dịp lễ Tết, thôn xóm có suất quà động viên. "Chúng tôi đến nhà vài lần, vận động vợ chồng anh Thêm đi viện khám, xin xác nhận bệnh tâm thần. Hai vợ chồng đều bảo không có tiền đi bệnh viện nên đến nay chưa có trợ cấp gì ngoài công nhận hộ nghèo".

 

Theo Đ.D
 Công an nhân dân/Cảnh sát toàn cầu

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm