1. Dòng sự kiện:
  2. Thành phố Thủ Đức
  3. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định

Quảng Ngãi:

Cược tính mạng trên cầu treo "răng rụng"

(Dân trí) - Những cầu treo lắc lư trên sông như đang thách thức từng bước chân của người dân huyện miền núi Ba Tơ (Quảng Ngãi), với thân cầu mục nát, mặt cầu lộ thiên từng khoảng trống lớn, dây cáp treo gỉ sét,…

Toàn tỉnh Quảng Ngãi có 29 chiếc cầu treo, trong đó huyện miền núi Ba Tơ có 13 chiếc cầu treo. Hầu hết cầu treo ở Quảng Ngãi được đặt ở các huyện miền núi, nơi có các con sông lớn chảy qua như sông Re, sông Rin.

Ngược đồi núi hàng trăm km, PV Dân trí về vùng quê nơi có chiếc cầu treo Làng Chai (xã Ba Tô, huyện Ba Tơ) vào giữa tháng 8 nắng gắt và dòng sông Re đang cạn nước. Một điều lạ, hầu hết người dân đi xe máy đều sợ điều khiển phương tiện trên cầu treo, họ liều mình chạy qua lòng sông Re đảm bảo an toàn hơn trên chiếc cầu treo "răng rụng".
Lỗ hỏng rộng khoảng 50cm, dễ bị lọt bánh xe, khiến người dân sợ đi trên cầu treo Làng Chai.

Lỗ hỏng rộng khoảng 50cm, dễ bị lọt bánh xe, khiến người dân sợ đi trên cầu treo Làng Chai.

Lỗ hỏng rộng khoảng 50cm, dễ bị lọt bánh xe, khiến người dân sợ đi trên cầu treo Làng Chai.

Lỗ hỏng rộng khoảng 50cm, dễ bị lọt bánh xe, khiến người dân sợ đi trên cầu treo Làng Chai.

Vừa dừng lại xắn quần dài để vượt sông, ông Phạm Văn Cho (ngụ thôn Làng Xi, xã Ba Tô) vừa nói: “Mặt cầu bị hở nhiều như vậy, ai mà dám đi, sợ bị mắc bánh xe lắm. Khi nước cạn, người dân chạy xe máy qua luôn, còn nước lớn thì đi ghe thôi. Chứ bây giờ cây cầu xuống cấp quá rồi, mong nhà nước sửa chữa lại để bà con đi lại”.

Theo thiết kế, cầu treo Làng Chai nối từ tuyến Quốc lộ 24 qua thôn Làng Xi, mục đích phục vụ đi lại của hơn 500 khẩu. Kết cấu kỹ thuật cầu có trọng tải xe máy là 35kg/trục, trọng tải đường bộ hành là 100kg/m2, khổ cầu 1,4m có tay vịn lan can và cầu treo dài 60m (1 nhịp) được xây dựng vào năm 2007.
Nguy hiểm khi trẻ em đi lại trên cầu treo răng rụng.

Nguy hiểm khi trẻ em đi lại trên cầu treo răng rụng.
Một số lõi ốc và mấu sắt bị gỉ, có nguy cơ đổ sập bất kể lúc nào.

Một số lõi ốc và mấu sắt bị gỉ, có nguy cơ đổ sập bất kể lúc nào.
Người dân không dám đi xe máy trên cầu treo Làng Chai, họ liều mình qua sông khi dòng nước cạn.

Người dân không dám đi xe máy trên cầu treo Làng Chai, họ liều mình qua sông khi dòng nước cạn.

Qua quan sát của PV Dân trí, mặt cầu treo Làng Chai có nhiều điểm hư hỏng ván sàn cầu, xuất hiện các lỗ hỏng có kích thước từ 10 – 50cm. Nếu người đi bộ không chú ý, nguy cơ bị rơi xuống sông là điều có thể. Ngoài ra, các lõi sắt bị hoen gỉ, dây neo và dây chèn đang xuống cấp trầm trọng.

Tại thôn Gọi Re (xã Ba Xa, huyện Ba Tơ), người dân và học sinh băng qua sông Re trên chiếc cầu treo mục nát. Cầu treo Gọi Re dài khoảng 50m, thân cầu được chèn bởi những dây sắt nối 2 bên bờ sông, mặt cầu làm bằng nhiều tấm gỗ mong manh.
Người dân không dám đi xe máy trên cầu treo Làng Chai, họ liều mình qua sông khi dòng nước cạn.

Vì cuộc sống mưu sinh, hàng ngày người dân thôn Gọi Re bất chấp nguy hiểm để đi qua chiếc cầu treo răng rụng này.

Ông Phạm Văn Nam - Trưởng thôn Gọi Re - cho biết: “Từ 10 năm trước, người dân tự làm chiếc cầu này để đi qua lại, cho nên chất lượng chiếc cầu không được đảm bảo nhưng họ đành chấp nhận thôi. Mùa nắng thì lội qua sông, hầu hết học sinh đến trường đều bị ướt cả người. Còn mùa mưa, khi dòng nước chảy xiết, người dân đành đi trên chiếc cầu này, lúc gặp gió thì như chiếc xích đu lắc lư qua lại rất nguy hiểm”.

Mặc dù người dân thôn Gọi Re cùng đoàn thanh niên địa phương sửa chữa, gia cố cầu treo nhưng chỉ giải cứu tình thế trước mắt. Về lâu dài, hiểm nguy luôn rình rập người dân nơi đây, đặc biệt là những ngày mùa mưa bão sắp cận kề.

Là địa phương có cầu treo lớn nhất tỉnh, ông Lê Hàn Phong - Chủ tịch UBND huyện Ba Tơ - cho biết: “Qua khảo sát, huyện có một số cầu treo đang xuống cấp, gây nguy hiểm tính mạng người dân đi lại, đặc biệt là mùa mưa lũ. Hiện địa phương đang lập phương án và đề xuất nguồn kinh phí kịp thời sửa chữa, đảm bảo an toàn phục vụ đi lại cho nhân dân trước mùa mưa bão năm nay. Mức độ sửa chữa cầu treo chỉ tạm thời, chứ địa phương không có kinh phí làm cầu kiên cố”.

Theo thống kê của huyện Ba Tơ, địa phương hiện có 35 điểm đi lại qua sông, trong đó có 11 điểm có cầu tạm tự phát, còn lại người dân phải lội qua sông, suối. Trên cơ sở đó, huyện Ba Tơ đang đề nghị các cấp đầu tư xây dựng mới 15 cầu kiên cố thay cho 15 điểm đang sử dụng cầu treo và cầu tạm nguy hiểm.
Tính mạng chênh vênh trên những chiếc cầu treo qua sông mong manh giữa đại ngàn.

Tính mạng chênh vênh trên những chiếc cầu treo qua sông mong manh giữa đại ngàn.

Với kết quả khảo sát của Sở GTVT đối với cầu treo đầu tư bằng nguồn ngân sách, tỉnh Quảng Ngãi có 5/29 cầu treo đang xuống cấp nghiêm trọng và không đảm bảo an toàn, 13/29 cầu treo cần khắc phục sửa chữa; trong đó đa số cầu treo được xây dựng khoảng 14 năm. Qua đó, Sở GTVT tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu cấm người dân đi lại nhiều cầu treo đang xuống cấp trầm trọng.

Trao đổi với PV Dân trí, ông Đặng Văn Minh - Giám đốc Sở GTVT tỉnh Quảng Ngãi - cho biết: “Với những cầu treo xuống cấp mà các địa phương chưa bố trí nguồn kinh phí sửa chữa, Sở tổng hợp và báo cáo tỉnh hỗ trợ nguồn kinh phí khắc phục khoảng 3,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, hiện nay tỉnh không có nguồn kinh phí sửa chữa và nâng cấp cầu treo, còn huyện thì kinh phí quá hạn hẹp”.

Trước thực trạng nhiều cầu treo, cầu tạm ở khu vực miền núi đang xuống cấp trầm trọng, ẩn chứa nhiều mối nguy hiểm khi người dân đi lại. Còn địa phương lại thiếu kinh phí sửa chữa, nâng cấp và xây dựng cầu kiên cố. Mỗi mùa mưa bão đến, người dân vùng cao tiếp tục đánh cược tính mạng trên những cầu treo "răng rụng".

Hồng Long

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm