Cuộc sống mới của mẹ con “người rừng”
Trong “mái nhà chung" là Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Bắc Giang, cảm giác yên vui đã hiện hữu trên khuôn mặt những "người rừng" hôm nào.
Hơn một năm trước, câu chuyện thương tâm về ba mẹ con chị Lê Thị Tâm, xã Lục Sơn, huyện Lục Nam (Bắc Giang), sống như thời nguyên thủy trong một hang đá nhỏ làm xôn xao dư luận. Ngay sau đó, cơ quan chức năng và chính quyền địa phương đã nỗ lực đưa mẹ con chị về Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh nuôi dưỡng. Trong “mái nhà chung" này, cảm giác yên vui đã hiện hữu trên khuôn mặt những "người rừng" hôm nào.
Chuyện cũ chưa quên
Vượt qua gần 50 cây số đường gập ghềnh từ thị trấn Lục Nam đến trung tâm xã Lục Sơn, chúng tôi tìm đến gia đình bà Đinh Thị Ngắm, trú tại thôn Vĩnh Tân. Khác với nỗi âu sầu, lo lắng của ngày trước, lần gặp này, vẻ thanh thản đã hiện trên khuôn mặt của người mẹ có con bị tâm thần nặng. "Từ ngày mẹ con nó được đón về Trung tâm, không còn ăn ở trong hang đá rừng sâu, gia đình tôi vơi bớt gánh nặng”, bà Ngắm nói.
Bà sinh được 6 người con, chị Tâm sinh năm 1973 là con thứ 5. Sau khi lấy chồng và sinh được một đứa con, chị có biểu hiện tâm thần, gia đình đưa đi chạy chữa ở nhiều nơi nhưng không khỏi. Bị nhà chồng đoạn tuyệt, chị đưa con về sống với mẹ đẻ nhưng bệnh không thuyên giảm mà nặng hơn. Người đàn bà tâm thần này khi lang thang ở chợ Đồng Đỉnh, lúc lại lếch thếch xin ăn tại chợ Thương (TP Bắc Giang), chợ Chũ (Lục Ngạn). Đáng thương hơn, chị còn bị lạm dụng rồi lần lượt sinh ra những đứa con...
Nói về mẹ con chị Tâm, người dân trong xã vẫn chưa quên câu chuyện tưởng chỉ có ở thời nguyên thủy. Người đàn bà dở dại này có chửa, đến kỳ sinh nở tự đẻ giữa rừng. Ngay sau sinh, đôi chân thoăn thoắt, chị chạy qua mấy quả đồi, trên tay cầm đứa con nhỏ đỏ hỏn lòng thòng dây rốn mang xuống suối tắm. Do đẻ trên rừng nên cậu bé đó có tên gọi là Đồi.
Lần khác, chị đau bụng đẻ ngay trên tấm phản bán thịt lợn bỏ trống giữa chốn đông người ở chợ Đồng Đỉnh, vì thế đứa bé gọi là cái Đỉnh, sau này khai sinh chuyển thành Gái. Hai đứa con đầu gia đình bà Ngắm đã mang cho làm con nuôi vì lo mẹ chúng không có khả năng nuôi.
Bà Ngắm kể: "Gần 15 năm sống trong rừng, hôm trời nắng nóng như nung thì ba mẹ con nó đầu trần chân đất đi xin ăn ở chợ. Khi gió rét căm căm, người ta thì áo trong áo ngoài còn mẹ con nó lại dắt nhau xuống suối tắm ùm ùm. Hai đứa trẻ theo mẹ lớn lên trong mưa rừng gió núi mà không hề bệnh tật. Đứa lớn gần 6 tuổi, đứa bé 3 tuổi nhưng chưa bao giờ tôi thấy chúng nói một câu, thấy người lạ là cứ co rúm lại”.
Ngôi nhà hạnh phúc
Biết hoàn cảnh chị Tâm, tháng 6 năm ngoái đại diện Hội Bảo vệ quyền trẻ em, Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh, UBND huyện Lục Nam đã xuống địa bàn tìm hiểu, phối hợp cùng địa phương và gia đình đưa ba mẹ con chị Tâm vào Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh.
Ông Nguyễn Văn Nguyến, Chủ tịch UBND xã Lục Sơn nói: "Cả xã đều biết hoàn cảnh chị Tâm. Việc đưa chị trở lại với cuộc sống bình thường không chỉ là nguyện vọng của gia đình mà còn là trách nhiệm của chính quyền địa phương. Từ lâu chúng tôi đã nhiều lần cử cán bộ vào rừng vận động nhưng chỉ thấy thoáng bóng người là ba mẹ con lại lui sâu vào trong rừng hoặc ẩn nấp trong hang mấy ngày không ra. Sau khi được đưa về trung tâm, quãng đời mới của mẹ con chị đã bắt đầu”.
Ở trung tâm, hai anh em Đồi và Gái quây quần với các bà, các mẹ và anh chị em trong ngôi nhà ấm áp tình người. Bé Gái vừa ăn xong bữa cơm trưa, thấy có khách đến lễ phép khoanh tay chào. Được bà Cam, "mẹ” Cúc dạy bảo, hiện Gái đã biết nói. Đôi môi đỏ mọng chúm chím, Gái bập bẹ gọi anh Đức "còi”, anh Chung, chị Hường, anh Đồi cùng chơi đồ hàng. Chị Cúc, người trực tiếp chăm sóc những đứa trẻ đáng thương kể: Biết các cháu thiếu thốn tình cảm, không biết mặt cha, mẹ lại tâm thần nên cán bộ ở đây yêu thương, che chở, vỗ về như những đứa con thơ bé.
Để minh chứng sự thay đổi của bọn trẻ, "mẹ” Cúc kéo vào lòng hỏi nhỏ: "Bây giờ các con thích ở rừng hay ở đây?”. Đồi rơm rớm nước mắt, dụi dụi cái đầu vào lòng "mẹ” khẽ nói: "Con muốn ở đây với mẹ". Được biết, người mẹ tâm thần của Gái và Đồi cũng được chăm sóc chu đáo tại trung tâm.
Năm nay, Đồi học lớp một tại Trường Tiểu học Dĩnh Kế (TP Bắc Giang). Toàn bộ quần áo, sách vở, đồ dùng học tập của em đều được cấp miễn phí từ ngân sách và các nguồn vận động xã hội. Cô Tổng phụ trách Đội Nguyễn Kim Phúc cho hay: "Đồi có hoàn cảnh đặc biệt nhất trong lớp nhưng rất ngoan, lễ phép với thầy cô, hòa đồng với bạn bè, viết chữ đẹp”.
Bà Hoàng Thị Thắng, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh, người có công đưa mẹ con chị Tâm về trung tâm nói: "Chỉ đến khi thấy các cháu sống ở trung tâm, được ăn no, mặc ấm, ngủ ngon giấc trong tình yêu thương của mọi người và được đến trường học tập, chúng tôi mới thấy hoàn thành một phần trách nhiệm”.
Hai anh em Đồi và Gái (giữa) tại TT Bảo trợ xã hội tỉnh.
Chuyện cũ chưa quên
Vượt qua gần 50 cây số đường gập ghềnh từ thị trấn Lục Nam đến trung tâm xã Lục Sơn, chúng tôi tìm đến gia đình bà Đinh Thị Ngắm, trú tại thôn Vĩnh Tân. Khác với nỗi âu sầu, lo lắng của ngày trước, lần gặp này, vẻ thanh thản đã hiện trên khuôn mặt của người mẹ có con bị tâm thần nặng. "Từ ngày mẹ con nó được đón về Trung tâm, không còn ăn ở trong hang đá rừng sâu, gia đình tôi vơi bớt gánh nặng”, bà Ngắm nói.
Bà sinh được 6 người con, chị Tâm sinh năm 1973 là con thứ 5. Sau khi lấy chồng và sinh được một đứa con, chị có biểu hiện tâm thần, gia đình đưa đi chạy chữa ở nhiều nơi nhưng không khỏi. Bị nhà chồng đoạn tuyệt, chị đưa con về sống với mẹ đẻ nhưng bệnh không thuyên giảm mà nặng hơn. Người đàn bà tâm thần này khi lang thang ở chợ Đồng Đỉnh, lúc lại lếch thếch xin ăn tại chợ Thương (TP Bắc Giang), chợ Chũ (Lục Ngạn). Đáng thương hơn, chị còn bị lạm dụng rồi lần lượt sinh ra những đứa con...
Nói về mẹ con chị Tâm, người dân trong xã vẫn chưa quên câu chuyện tưởng chỉ có ở thời nguyên thủy. Người đàn bà dở dại này có chửa, đến kỳ sinh nở tự đẻ giữa rừng. Ngay sau sinh, đôi chân thoăn thoắt, chị chạy qua mấy quả đồi, trên tay cầm đứa con nhỏ đỏ hỏn lòng thòng dây rốn mang xuống suối tắm. Do đẻ trên rừng nên cậu bé đó có tên gọi là Đồi.
Lần khác, chị đau bụng đẻ ngay trên tấm phản bán thịt lợn bỏ trống giữa chốn đông người ở chợ Đồng Đỉnh, vì thế đứa bé gọi là cái Đỉnh, sau này khai sinh chuyển thành Gái. Hai đứa con đầu gia đình bà Ngắm đã mang cho làm con nuôi vì lo mẹ chúng không có khả năng nuôi.
Hang đá này từng là nơi mẹ con chị Tâm ở
Bà Ngắm kể: "Gần 15 năm sống trong rừng, hôm trời nắng nóng như nung thì ba mẹ con nó đầu trần chân đất đi xin ăn ở chợ. Khi gió rét căm căm, người ta thì áo trong áo ngoài còn mẹ con nó lại dắt nhau xuống suối tắm ùm ùm. Hai đứa trẻ theo mẹ lớn lên trong mưa rừng gió núi mà không hề bệnh tật. Đứa lớn gần 6 tuổi, đứa bé 3 tuổi nhưng chưa bao giờ tôi thấy chúng nói một câu, thấy người lạ là cứ co rúm lại”.
Ngôi nhà hạnh phúc
Biết hoàn cảnh chị Tâm, tháng 6 năm ngoái đại diện Hội Bảo vệ quyền trẻ em, Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh, UBND huyện Lục Nam đã xuống địa bàn tìm hiểu, phối hợp cùng địa phương và gia đình đưa ba mẹ con chị Tâm vào Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh.
Ông Nguyễn Văn Nguyến, Chủ tịch UBND xã Lục Sơn nói: "Cả xã đều biết hoàn cảnh chị Tâm. Việc đưa chị trở lại với cuộc sống bình thường không chỉ là nguyện vọng của gia đình mà còn là trách nhiệm của chính quyền địa phương. Từ lâu chúng tôi đã nhiều lần cử cán bộ vào rừng vận động nhưng chỉ thấy thoáng bóng người là ba mẹ con lại lui sâu vào trong rừng hoặc ẩn nấp trong hang mấy ngày không ra. Sau khi được đưa về trung tâm, quãng đời mới của mẹ con chị đã bắt đầu”.
Ở trung tâm, hai anh em Đồi và Gái quây quần với các bà, các mẹ và anh chị em trong ngôi nhà ấm áp tình người. Bé Gái vừa ăn xong bữa cơm trưa, thấy có khách đến lễ phép khoanh tay chào. Được bà Cam, "mẹ” Cúc dạy bảo, hiện Gái đã biết nói. Đôi môi đỏ mọng chúm chím, Gái bập bẹ gọi anh Đức "còi”, anh Chung, chị Hường, anh Đồi cùng chơi đồ hàng. Chị Cúc, người trực tiếp chăm sóc những đứa trẻ đáng thương kể: Biết các cháu thiếu thốn tình cảm, không biết mặt cha, mẹ lại tâm thần nên cán bộ ở đây yêu thương, che chở, vỗ về như những đứa con thơ bé.
Để minh chứng sự thay đổi của bọn trẻ, "mẹ” Cúc kéo vào lòng hỏi nhỏ: "Bây giờ các con thích ở rừng hay ở đây?”. Đồi rơm rớm nước mắt, dụi dụi cái đầu vào lòng "mẹ” khẽ nói: "Con muốn ở đây với mẹ". Được biết, người mẹ tâm thần của Gái và Đồi cũng được chăm sóc chu đáo tại trung tâm.
Năm nay, Đồi học lớp một tại Trường Tiểu học Dĩnh Kế (TP Bắc Giang). Toàn bộ quần áo, sách vở, đồ dùng học tập của em đều được cấp miễn phí từ ngân sách và các nguồn vận động xã hội. Cô Tổng phụ trách Đội Nguyễn Kim Phúc cho hay: "Đồi có hoàn cảnh đặc biệt nhất trong lớp nhưng rất ngoan, lễ phép với thầy cô, hòa đồng với bạn bè, viết chữ đẹp”.
Bà Hoàng Thị Thắng, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh, người có công đưa mẹ con chị Tâm về trung tâm nói: "Chỉ đến khi thấy các cháu sống ở trung tâm, được ăn no, mặc ấm, ngủ ngon giấc trong tình yêu thương của mọi người và được đến trường học tập, chúng tôi mới thấy hoàn thành một phần trách nhiệm”.
Theo Hải Vân
Bắc Giang Online
Bắc Giang Online