1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết

“Công dân Thủ đô ưu tú” 17 năm dạy học miễn phí cho trẻ khuyết tật

(Dân trí) - Suốt 35 năm từ khi về hưu, bà Hồ Hương Nam (SN 1933, ở Yên Phụ, Tây Hồ - Hà Nội) đã nhiệt tình tham gia công tác xã hội ở địa phương. Đặc biệt, bà đã dành tới 17 năm giảng dạy miễn phí cho trẻ em khuyết tật…

Trong số 10 cá nhân chính thức được UBND TP Hà Nội xét tặng danh hiệu “Công dân Thủ đô ưu tú” và sẽ vinh danh trong dịp kỷ niệm 60 năm ngày giải phóng Thủ đô hôm 10/10 tới đây, có bà Hồ Hương Nam (SN 1933, ở phố An Dương, phường Yên Phụ, Tây Hồ - Hà Nội) - “Công dân Thủ đô ưu tú” cao tuổi nhất vừa được xét tặng.
 
Chúng tôi đã tìm gặp bà Nam để trò truyện và nghe bà chia sẻ cảm xúc khi nhận được danh hiệu cao quý này.

Sống cùng người con gái trong căn nhà nhỏ trên phố An Dương, ở cái tuổi 81, bà Nam vẫn khỏe mạnh, minh mẫn, giọng vẫn trong...

Ở cái tuổi 81, bà Nam vẫn còn khá minh mẫn và rất say với nghề giáo

Ở cái tuổi 81, bà Nam vẫn còn khá minh mẫn và rất "say" với nghề giáo
Khi trò chuyện, nụ cười hiền hậu luôn xuất hiện trên gương mặt phúc hậu của bà Nam, câu đầu tiên bà hỏi chúng tôi “Thế chính xác chưa, có tên bà chưa hả các cháu?”, không đợi chúng tôi trả lời, bà cười và nói tiếp “Bà nghe thấy rồi, hôm qua mấy ông trên phường điện báo cho bà rồi”.

Chúng tôi hỏi bà Nam về cảm xúc khi được nhận danh hiệu cao quý này, bà cho biết: “Khi bà nghe thấy như vậy, bà mừng lắm. Mừng là nhà nước đã không quên những việc làm thầm lặng của bà trước đây, không quên những số phận bất hạnh của trẻ em khuyết tật, bà vui lắm, không phải bà vui cho cá nhân bà đâu. Bà vui vì như vậy các cháu khuyết tật sẽ có cơ hội được học hành, chăm sóc tốt hơn, để các cháu có nhiều cơ hội hòa nhập với cộng đồng. Đồng thời nhân rộng được lớp học như của bà đang dạy nhiều hơn nữa”.

Nói đến đây, bà Nam lặng đi một lúc, rồi bà lại miên man say sưa kể cho chúng tôi nghe về cuộc đời bà, về cái nghề dạy học của bà.

Bà Nam cho biết, bà sinh ra và lớn lên ở thành phố Huế, theo học tại trường cấp 3 Đồng Khánh (TP Huế). Năm 1954, bà theo học sinh miền Nam tập kết ra Bắc, đến năm 1955 bà về Quảng Bình dạy học. Năm 1957, bà lấy chồng và theo chồng ra Hà Nội dạy học, bà dạy ở nhiều trường khác nhau. Năm 1979, bà về trường tiểu học Hoàng Hoa Thám (Hà Nội) giảng dạy được 1 năm sau đó nghỉ hưu.

Khi về hưu, bà vẫn nhiệt tình tham gia công tác xã hội tại phường Yên Phụ, như cộng tác viên dân số, tình nguyện viên trong ban phòng chống ma túy, tham gia công tác khuyến học… Trong quá trình tham gia công tác tại địa phương, tiếp xúc với người dân, bà thấy nhiều cháu khuyết tật đáng thương và thiệt thòi không được đi học, không biết chữ. Lúc đó “máu nghề” trong người bà lại trỗi dậy, bà quyết định mở lớp dạy miễn phí cho trẻ em khuyết tật. Thời điểm đó, nhiều người cho rằng bà Nam lẩm cẩm, họ đã khuyên bà nghỉ hưu thì nên giành thời gian chơi với con cháu, nếu say nghề quá thì mở lớp dạy thêm là hợp lý. Nhưng bà Nam vẫn bỏ ngoài tai những góp ý đó và vẫn quyết tâm mở lớp dạy miễn phí cho trẻ em khuyết tật địa ở phương.

Năm 1997, lớp học tình thương của bà giáo Nam chính thức được khai giảng. Những ngày đầu bộn bề khó khăn. Khó khăn đầu tiên là không có địa điểm mở lớp. Bà giáo phải mượn trụ sở tuần tra của cụm dân cư để mở lớp học. Sau đó trụ sở tuần tra dỡ bỏ để xây dựng nhà văn hóa, lớp học phải chuyển sang một phòng học của nhà trẻ.

Ðến năm 2002, cô Trần Thị Vân, Hiệu trưởng Trường THCS An Dương đã dành cho bà Nam một phòng rộng khoảng 12 m2 để tổ chức lớp học. Có lớp học rồi, nhưng công tác “tuyển sinh” không đơn giản. Bà Nam phải đến từng nhà vận động phụ huynh gửi con, em mình vào lớp học tình thương. Lúc đầu, không phải gia đình nào cũng tin tưởng giao con cho bà. Họ bảo, con họ khuyết tật thì làm sao học được. Bà phải kiên trì khuyên nhủ rồi giao hẹn với họ, nếu một tháng mà gia đình không thấy cháu tiến bộ, bà sẽ trả cháu về gia đình. Vận động mãi cũng chỉ có hai cháu theo học, thế nhưng bà giáo không nhụt chí.

Ở cái tuổi 81, bà Nam vẫn còn khá minh mẫn và rất say với nghề giáo


Ở cái tuổi 81, bà Nam vẫn còn khá minh mẫn và rất say với nghề giáo


Ở cái tuổi 81, bà Nam vẫn còn khá minh mẫn và rất say với nghề giáo


Ở cái tuổi 81, bà Nam vẫn còn khá minh mẫn và rất say với nghề giáo

Suốt 35 năm nghỉ hưu, bà Nam vẫn nhiệt tình tham gia công tác xã hội tại địa phương và gắn bó với lớp học tình thương dành cho trẻ em khuyết tật do bà lập ra từ năm 1997 đến nay, bà đã nhận được rất nhiều phần thưởng cao quý của Nhà nước...

 
Bà Hồ Hương Nam tâm sự: “Ban đầu đến vận động gia đình có con bị khuyết tật đi học lớp tôi mở dạy miễn phí gặp rất nhiều khó khăn, họ không tin tưởng tôi lắm. Họ cho rằng con họ như vậy thì không có khả năng học được nữa. Nhiều hôm tôi phải ngồi lại vận động ở nhà họ đến 10 giờ đêm, nhưng họ vẫn không nghe và đuổi khéo tôi về. Nhưng tôi nghĩ, mưa dầm thấm lâu, vận động mãi rồi họ cũng sẽ nghe”.

Dù ngày nắng hay mưa, mỗi tuần sáu buổi từ thứ 2 đến thứ 6 (từ 8 giờ đến 10 giờ sáng) bà giáo Nam vẫn đều đặn xách túi đi bộ đến lớp dạy học. Các em học sinh học ngày càng tiến bộ. Thế rồi “Tiếng lành đồn xa”, ngày càng nhiều gia đình có người khuyết tật gửi con em mình vào lớp học tình thương.

Hiện nay, lớp học của bà giáo Nam có 18 học sinh, học sinh nhỏ tuổi nhất là 12 tuổi, lớn nhất là 34 tuổi. Do học sinh đến với lớp học tình thương của bà ở nhiều hoàn cảnh, bệnh tật và khả năng nhận thức khác nhau. Vì vậy, bà dạy cũng theo những giáo án khác nhau, linh hoạt phù hợp với từng học sinh.

Bà Nam cho biết: “Từ khi tôi mở lớp học này, đã có hơn 30 lượt học sinh. Hiện tại lớp có 18 học sinh, do các cháu mang trong mình những bệnh tật khác nhau như: bệnh đao, câm điếc, tự kỷ, thiểu năng trí tuệ, liệt tứ chi… Hơn nữa, thời điểm các cháu đến với lớp khác nhau. Vì vậy, tôi phải kèm từng cháu một, do đó khi dạy tôi không có giáo án chung là vì thế, lớp tôi cũng không cần tới bảng như những lớp học thông thường cũng là vì lý do này”.

Bà Nam kể thêm, để dạy được cho những cháu học sinh khuyết tật này được hiệu quả, năm 2000 bà đã phải đi học 1 khóa học dạy kí hiệu ở Thanh Xuân (Hà Nội). Từ đó mới có khả năng truyền đạt kiến thức cho các em khuyết tật.

Suốt 35 năm qua, những công việc tưởng chừng như nhỏ bé và thầm lặng của bà Nam đã mang lại một ý nghĩa xã hội vô cùng lớn lao. Vì vậy, những năm qua, bà Nam liên tục nhận được những phần thưởng cao quý như: Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế vì đã có thành tích xuất sắc trong vai trò công tác viên tuyên truyền về công tác Dân số - Kế hoạch gia đình; kỷ niệm chương “vì trẻ em khuyết tật”;… Đặc biệt, năm nay nhân kỷ niệm 60 năm ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2014), bà Hồ Hương Nam được vinh dự nằm trong danh sách 10 “Công dân Thủ đô ưu tú”.

Nguyễn Dương