Vĩnh Phúc:

Cổ đình triều Nguyễn hơn 200 tuổi nguy cơ sập gãy

(Dân trí) - Đình Chu (xã Đình Chu, Lập Thạch, Vĩnh Phúc) là Di tích lịch sử cấp quốc gia chứa đựng nhiều nghệ thuật kiến trúc đặc sắc thời Hậu Lê và thời Nguyễn. Trải qua một thời gian không được trùng tu, hệ kiến trúc đình xuống cấp trầm trọng, nguy cơ biến dạng không thể phục hồi.

Đình Đình Chu được xây dựng vào triều Nguyễn 1803. Di tích này có kiến trúc kiểu chữ đinh “J” gồm 2 tòa: Đại đình gồm 5 gian 2 dĩ. Tòa hậu cung kiến trúc kiểu 2 tầng 8 mái.
Đình Đình Chu được xây dựng vào triều Nguyễn 1803. Di tích này có kiến trúc kiểu chữ đinh “J” gồm 2 tòa: Đại đình gồm 5 gian 2 dĩ. Tòa hậu cung kiến trúc kiểu 2 tầng 8 mái.


Đình Đình Chu là công trình kiến trúc cầu kỳ, chứa đựng nhiều chi tiết dậm dấu ấn lịch sử. Trong đình còn một số mảng điêu khắc cổ thời Nguyễn.

Đình Đình Chu là công trình kiến trúc cầu kỳ, chứa đựng nhiều chi tiết dậm dấu ấn lịch sử. Trong đình còn một số mảng điêu khắc cổ thời Nguyễn.


Đây còn là công trình tiếp thu nhiều nghệ thuật kiến trúc Hậu Lê, vì vậy tạo nên một tổng thể kiến trúc hài hòa, hấp dẫn. Bộ khung tòa đại đình bề thế vững chắc gồm 6 vì kèo chính, phần kết cấu của hai mái hồ được liên kết chặt chẽ với kết cấu kiểu 2 tầng 8 mái của hậu cung tạo nên kiến trúc đình đa dạng, mang dáng dấp của ngôi đình thời Hậu Lê.

Đây còn là công trình tiếp thu nhiều nghệ thuật kiến trúc Hậu Lê, vì vậy tạo nên một tổng thể kiến trúc hài hòa, hấp dẫn. Bộ khung tòa đại đình bề thế vững chắc gồm 6 vì kèo chính, phần kết cấu của hai mái hồ được liên kết chặt chẽ với kết cấu kiểu 2 tầng 8 mái của hậu cung tạo nên kiến trúc đình đa dạng, mang dáng dấp của ngôi đình thời Hậu Lê.

Một số mảng chạm cổ có từ thế kỷ XVIII rất đẹp tại đình Đình Chu đến nay vẫn còn khá nguyên vẹn.
Một số mảng chạm cổ có từ thế kỷ XVIII rất đẹp tại đình Đình Chu đến nay vẫn còn khá nguyên vẹn.

Đình Đình Chu là một di tích lịch sử có kiến trúc nghệ thuật độc đáo đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia năm 1998.
Đình Đình Chu là một di tích lịch sử có kiến trúc nghệ thuật độc đáo đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia năm 1998.
Các mảng chạm, cấu kiện tại di tích này đều rất tinh tế được các chuyên gia đánh giá có giá trị văn hoá, nghệ thuật cao.
Các mảng chạm, cấu kiện tại di tích này đều rất tinh tế được các chuyên gia đánh giá có giá trị văn hoá, nghệ thuật cao.


Tuy nhiên, đến nay, mái ngói của đình Đình Chu đã bị xô lệch rất nhiều, phần nóc bị hở sáng. Nhiều chỗ ngói xô sạt lại thành đống. Mỗi lần trời mưa, nước mưa xối thẳng vào bên trong hệ thống dui, mè, xà gồ và các cấu kiện gỗ, dẫn đến mái bị võng, mục nát, xô lệch có thể rơi xuống bất cứ lúc nào.

Tuy nhiên, đến nay, mái ngói của đình Đình Chu đã bị xô lệch rất nhiều, phần nóc bị hở sáng. Nhiều chỗ ngói xô sạt lại thành đống. Mỗi lần trời mưa, nước mưa xối thẳng vào bên trong hệ thống dui, mè, xà gồ và các cấu kiện gỗ, dẫn đến mái bị võng, mục nát, xô lệch có thể rơi xuống bất cứ lúc nào.

Đặc biệt, các cấu kiện quý và các cột trụ ngấm nước nhiều đang bị mục nát.
Đặc biệt, các cấu kiện quý và các cột trụ ngấm nước nhiều đang bị mục nát.


Do tình trạng xuống cấp nghiêm trọng nên vài năm gần đây, xã khuyến cáo nhân dân không nên vào đình làm các hoạt động tế lễ, cúng bái, thắp hương vì lo ngại nguy hiểm đến tính mạng.

Do tình trạng xuống cấp nghiêm trọng nên vài năm gần đây, xã khuyến cáo nhân dân không nên vào đình làm các hoạt động tế lễ, cúng bái, thắp hương vì lo ngại nguy hiểm đến tính mạng.

Một mảng chạm của đình Đình Chu bị rơi.
Một mảng chạm của đình Đình Chu bị rơi.


Ông Hoàng Văn Kiệm, Chủ tịch UBND xã Đình Chu: Mỗi khi trời mưa, nước mưa xối thẳng vào trong đình do phần mái bị hổng, gây nên hiện tượng ngập nước. Mái ngói và cột đình đang trong tình trạng sập bất cứ lúc nào. Vì vậy, chính quyền xã đã khuyến cáo người dân không lại gần, không sinh hoạt văn hoá tại đây.

Ông Hoàng Văn Kiệm, Chủ tịch UBND xã Đình Chu: "Mỗi khi trời mưa, nước mưa xối thẳng vào trong đình do phần mái bị hổng, gây nên hiện tượng ngập nước. Mái ngói và cột đình đang trong tình trạng sập bất cứ lúc nào. Vì vậy, chính quyền xã đã khuyến cáo người dân không lại gần, không sinh hoạt văn hoá tại đây".


Một mảng xà cột mục nát.

Một mảng xà cột mục nát.


Các góc tường của di tích Đình Đình Chu đều phải che chắn tạm bợ.

Các góc tường của di tích Đình Đình Chu đều phải che chắn tạm bợ.


Một số chuyên gia đánh giá, một số kết cấu của đình có nguy cơ biến dạng, không thể thế phục hồi.

Một số chuyên gia đánh giá, một số kết cấu của đình có nguy cơ biến dạng, không thể thế phục hồi.

Xuân Ngọc