1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết

Bình Định:

Chuyên gia Nhật chuyển giao công nghệ câu cá ngừ cho ngư dân VN

(Dân trí) - Ngày 10/6, tại cửa biển Tam Quan Bắc, xã Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn (Bình Định), UBND tỉnh Bình Định phối hợp với Hội hữu nghị Nhật - Việt tại Sakai tổ chức Lễ Giao nhận thiết bị và công nghệ câu cá ngừ đại dương của Nhật cho ngư dân tỉnh Bình Định.

Đây là chương trình hỗ trợ ngư dân đánh bắt cá ngừ đại dương theo chuỗi giá trị áp dụng thiết bị và công nghệ của Nhật Bản từ khâu tổ chức khai thác đến việc bảo quản theo chuỗi thu mua, vận chuyển và xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.

Chuyên gia Nhật chuyển giao công nghệ câu cá ngừ cho ngư dân VN
Chuyên gia Nhật giao nhận thiết bị và công nghệ đánh bắt cá ngừ kiểu Nhật cho ngư dân tỉnh Bình Định

Ông Lê Hữu Lộc - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định - cho rằng: “Riêng đối với con cá ngừ đại dương, Nhật Bản là thị trường tiêu thụ nhiều nhưng rất khó tính. Trong khi Bình Định có sản lượng cá ngừ đại dương lớn nhưng chưa xuất khẩu được qua Nhật do chất lượng cá chưa đáp ứng được như cầu. Hiện tại tỉnh đã hỗ trợ kinh phí khoảng 1,5 tỷ đồng cho 5 tàu cá của ngư dân để mua sắm các thiết bị đánh bắt, bảo quản cá ngừ đại dương theo kiểu của Nhật. Trong đó, đầu tư tu sửa, nâng cấp hầm ướp cá, đồng thời cung cấp cho các tàu cá một số thiết bị mới của Nhật để bảo quản, xử lý cá ngừ sau khi câu được nhằm nâng cao giá trị xuất khẩu, cũng như thu nhập cho người dân. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã cử một số cán bộ qua Nhật học tập kinh nghiệm, kỹ thuật đánh bắt, chế biến và bảo quản cá ngừ đại dương để về hướng dẫn lại cho bà con ngư dân trong tỉnh.

Ngư dân La Tình (ở xã Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn), chủ tàu BĐ 96225 TS phấn khởi nói: “Tàu của tui may mắn được chọn thí điểm mô hình đánh bắt cá ngừ đại dương theo kiểu của Nhật Bản. Sau khi được hỗ trợ của tỉnh tôi đã nâng cấp hầm ướp và một số kỹ thuật bảo quản thì chất lượng cá tươi hơn hẳn, giá cá tăng lên 20 %. Tôi nghĩ nếu đánh bắt bằng thiết bị của Nhật thì chất lượng cá sẽ cải thiện rõ ràng, chất lượng cá tăng thì giá thành tăng và ngư dân cũng phấn khởi”.

Tại lễ bàn giao, ông Masakazu Shoga - Chuyên gia thủy sản công ty Kato Hitoshi General Office, cho biết: “Bình Định là tỉnh có trữ lượng khai thác cá ngừ đại dương hàng năm rất lớn nhưng chất lượng kém, không đạt xuất khẩu qua Nhật chủ yếu là khâu bảo quản, thiết bị bảo quản. Vì vậy, trong thời gian hợp tác với lãnh đạo tỉnh Bình Định, chúng tôi đã cố gắng phân tích, tìm gia giải pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm cá ngừ tốt nhất. Tôi hi vọng, với những thiết bị, công nghệ của chúng tôi thì cá ngừ của Bình Định sẽ đạt tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu qua thị trường Nhật, thậm chí cả Châu Âu”.

Ông 
Ông  Masakazu Shoga - Chuyên gia thủy sản công ty Kato Hitoshi General Office, chia sẻ với PV các cơ quan báo chí

Ông Masakazu Shoga, chia sẻ thêm: Hàng năm, Nhật Bản tiêu thụ khoảng 600.000 tấn cá ngừ đại dương, trong đó có 300.000 tấn phải nhập từ nước ngoài, nhưng chỉ 100.000 tấn cá tươi, 200.000 tấn là đông lạnh. Đặc biệt, các nước nhập khẩu cá sang thị trường Nhật thì có tới 80% ngư dân đang sử dụng những thiết bị và công nghệ của chúng tôi cung cấp. Vì thế, chúng tôi tin khi áp dụng thành công ở Bình Định, có thể áp dụng rộng rãi cho ngư dân Việt Nam. Chúng tôi rất muốn những ngư dân đánh bắt cá ngừ đại dương sẽ bán được với giá cao hơn giúp người dân đỡ khổ”.

Sau lễ giao nhận thiết bị và công nghệ câu cá ngừ đại dương theo kiểu Nhật Bản, UBND tỉnh Bình Định và Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (SBIC) đã ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển đội tàu cá vỏ sắt và chất liệu mới tại Bình Định.

Lễ ký kết đóng 2 tàu vỏ thép cho ngư dân tỉnh Bình Định
Lễ ký kết đóng 2 tàu vỏ thép cho ngư dân tỉnh Bình Định

Theo đó, đại diện SBIC đã ký hợp đồng đóng tàu vỏ thép với ông Lê Văn Lùng (ở thôn Thiện Chánh, xã Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn, Bình Định).

Ông Nguyễn Ngọc Sự - Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam, cho biết: “Hiện chúng tôi có 5 mẫu tàu thiết kế cho ngư dân lựa chọn. Riêng với ngư dân Bình Định là mẫu dành cho tàu đánh bắt cá ngừ đại dương. Trước đó, loại tàu này đã được dụng ở các tỉnh phía bắc như: Nam Định, Thái Bình với những ưu thế vượt trội với độ ổn định cao, chạy nhanh, chịu được gió cấp 6, 7, tiết kiệm nhiên liệu đến 15% so với tàu gỗ. Tàu được trang bị các loại thiết bị hiện đại như dò tìm, đánh bắt… Kinh phí 5 - 7 tỷ/chiếc. Tuy nhiên, lúc đầu ngư dân còn e ngại nhưng sau khi tiếp cận thấy điều khiển tàu cũng chẳng khác tàu gỗ nên ngư dân tin sử dụng. Tôi tin rằng, sau hợp đồng đóng mới với 2 chủ tàu, ngư dân Bình Định sẽ tiếp tục mạnh dạn đóng tàu kiểu này”.

Về quan điểm này, ông Lê Hữu Lộc – Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định nhấn mạnh: “Đây là dịp Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam kí kết với tỉnh với ngư dân tỉnh Bình Định đóng mới những tàu vỏ thép công suất lớn vươn khơi đánh bắt đem lại giàu mạnh cho quê hương. Đồng thời, góp phần quan trọng trong việc giúp ngư dân vững tin bám ngư trường bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc”.

Một số hình ảnh bàn giao thiết bị và công nghệ đánh bắt cá ngừ đại dương theo kiểu Nhật Bản:

5 tàu của ngư dân Bình Định trang bị thiết bị và công nghệ đánh bắt của Nhật
5 tàu của ngư dân Bình Định trang bị thiết bị và công nghệ đánh bắt của Nhật

Ngư dân Bình Định đang chạy thử thiết bị câu cá ngừ đại dương kiểu Nhật Bản
Ngư dân Bình Định đang chạy thử thiết bị câu cá ngừ đại dương kiểu Nhật Bản
Lưỡi câu Nhật
Lưỡi câu Nhật
Lưỡi câu Nhật
Ông Masakazu Shoga - Chuyên gia thủy sản công ty Kato Hitoshi General Office xem các ngư dân vận hành thiết bị của Nhật
Nếu đánh và bảo quản theo kiểu Nhật thì chất lượng cá ngừ ở Bình Định sẽ hơn hẳn cách làm cũ.
Nếu đánh và bảo quản theo kiểu Nhật thì chất lượng cá ngừ ở Bình Định sẽ hơn hẳn cách làm cũ.
Nếu đánh và bảo quản theo kiểu Nhật thì chất lượng cá ngừ ở Bình Định sẽ hơn hẳn cách làm cũ.

Doãn Công