1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết

"Chủ trương mở rộng Hà Nội có từ 8 năm nay"

(Dân trí) - Đó là khẳng định của Bộ trưởng Nội vụ Trần Văn Tuấn. Ông Tuấn cũng nêu 3 bất ổn khi đã quyết định mà chậm tiến hành: "cán bộ có tâm lý chờ đợi, việc quản lý đất đai, việc đăng ký kế hoạch phát triển của thủ đô mới đều sẽ gặp khó khăn”.

Trả lời báo chí ngày 7/5, ông Tuấn cho biết chủ trương mở rộng Hà Nội đã có từ năm 2000 và nếu được Quốc hội thông qua, việc hợp nhất sẽ tiến hành ngay trong năm 2008. 

Thưa bộ trưởng, chủ trương mở rộng Hà Nội đã có từ năm 2000, tức là đến nay việc mở rộng này có thể đã coi là chín muồi và việc chuẩn bị bộ máy lãnh đạo cho Hà Nội mới cũng đã được sẵn sàng?

Sau khi sáp nhập với nhau, tầm quản lý của Hà Nội phải vươn lên rất nhiều. , "ông" nào làm trưởng, làm phó phải tính để có bộ máy mạnh hơn mới đủ tầm thực hiện được ý định trong sự phối hợp thành lập thủ đô mới. Phải chú ý vấn đề chất lượng cán bộ.

Việc mở rộng Hà Nội, có người vui mừng, có người tâm tư. Hai địa phương có hai cấp ủy, hai ủy ban, hai hội đồng nhân dân, nên cách sắp xếp như thế nào phải chú ý. Không chỉ vì hiệu quả theo nghĩa đơn thuần mà xem nhẹ vấn đề tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng của anh em trong lúc sáp nhập”.

Nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Thế Duyệt

Sở dĩ người dân có cảm giác gấp gáp trước quyết định mở rộng Hà Nội vì những năm trước, chưa đến giai đoạn trình Quốc hội nên Chính phủ chưa thông tin rộng rãi.

Chủ trương mở rộng Hà Nội đã có từ năm 2000, Bộ Chính trị khóa 9 đã giao cho Chính phủ thực hiện. Chính phủ đã chuẩn bị nhưng chưa có điều kiện trình từ trước. Trong 8 năm qua, Bộ Xây dựng đã trình nhiều phương án, sau đó chọn từ 5 phương án lấy 2 như hiện nay.

Về bộ máy lãnh đạo mới của thủ đô thì theo luật, các đại biểu HĐND của Hà Nội và Hà Tây đương nhiên là đại biểu HĐND của thủ đô mới. Nhân sự chủ chốt của thành phố do các cấp có thẩm quyền xem xét trình với HĐND mới.

Vậy các lãnh đạo cũ của Hà Tây liệu có "lép vế"? Bộ máy lãnh đạo mới chắc chắn sẽ đông gấp đôi?

Không nhất thiết các vị trí Hà Nội đều làm trưởng, Hà Tây luôn ở vị trí phó. Khi tham gia vào bộ máy thủ đô mới, cán bộ Hà Tây có kinh nghiệm địa bàn ở vùng nông nghiệp, vùng xa, vùng khó, cán bộ Hà Nội có kinh nghiệm ở đô thị và sẽ cùng phối hợp với nhau trong phân công quản lý. Việc phân công công việc cụ thể sẽ do Chủ tịch UBND Hà Nội quyết định. Theo tôi, phải vừa chỉ đạo theo ngành dọc, vừa chỉ đạo theo vùng, địa bàn. Còn về số lượng nhân sự thì với địa bàn rộng như vậy, số lượng cán bộ đông lên cũng là bình thường.

Với một bộ máy lãnh đạo khá đông đúc, việc “chạy chức” sẽ càng có thêm cơ hội?

Hiện tượng chạy chức, chạy quyền đã xảy ra ở một vài địa phương. Nhưng đối với Hà Nội, tôi chắc là việc này sẽ hạn chế vì Hà Nội, Hà Tây ngay gần Trung ương nên việc bổ nhiệm càng cần phải thận trọng hơn!

Xin cảm ơn ông.

Lê Châu ghi

 

Trích góp ý của Nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt về việc mở rộng Hà Nội:

Có thể nước ta có nhiều đặc điểm không giống các nước khi khởi đầu tiến trình đô thị hóa. Thực tế việc sao chép những mô hình đô thị hiện đại của các nước tiên tiến đang bộc lộ những độ vênh nhất định. Đặc biệt, thực tiễn phát triển đô thị khá "nóng" ở nước ta thời gian qua đang bộc lộ những khiếm khuyết, báo trước khả năng có thể xảy ra "khủng hoảng đô thị”.

Mô hình đô thị cực lớn với động lực công nghiệp là một mô hình đô thị đã cũ, nhiều sai lầm mà phương Tây đang phải từ bỏ. Chính những thành phố có hàm lượng văn hóa cao, có đời sống đô thị giàu tính nhân văn, có thiên nhiên trong lành, có nhịp sống hợp lý, làm giàu bằng kinh tế tri thức mới là mô hình mà các nước đi trước chúng ta đang tìm kiếm.

Thủ đô Thăng Long - Hà Nội có đủ những yếu tố đủ để xây dựng cho mình một thành phố như thế. Thay vì chọn một mô hình đô thị khổng lồ với vô vàn vấn nạn, từ tắc nghẽn giao thông đến ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội, thị trường đất đai rối loạn cản trở phát triển kinh tế như nhiều đô thị lớn trên thế giới đang gặp, Hà Nội nên chọn cho mình mô hình một thành phố lịch sử, văn hóa, đầu tàu về khoa học - kỹ thuật tiên tiến, có quy mô vừa phải, hợp lý, có môi trường đô thị trong lành, văn minh, công bằng, dân chủ, đủ năng lực khai thác, ứng dụng những thành tựu khoa học tiên tiến của thời đại trong xây dựng, quản lý vận hành, ngõ hầu tạo dựng một môi trường sống lý tưởng.