TPHCM:
Chợ hoa trên bến dưới thuyền vào giờ "chạy nước rút"
(Dân trí) - Chỉ còn ít ngày nữa là tới Tết Nguyên đán Giáp Ngọ, không khí rộn ràng, tấp nập đã diễn ra khắp chợ hoa bến Bình Đông (quận 8, TPHCM).
Trong những ngày này, toàn tuyến đường Bến Bình Đông men theo kênh Tàu Hủ đã chật kín những chậu hoa kiểng được chuyển lên từ các tỉnh miền Tây. Thuyền hoa trải dài hơn 3km men theo kênh Tàu Hủ và có hàng nghìn loại hoa đang đua nhau khoe sắc.
Không khí mua sắm tại đây đã bắt đầu nhộp nhịp, sôi động. Người mua kẻ bán đã đông đúc, các lô hàng trên bờ kè đã chật kín chỗ. Khách đến tham qua và mua sắm cũng tăng dần.
Quảng Trị: Độc đáo chợ phiên Cam Lộ ngày cận Tết Ngày cận Tết, chợ phiên Cam Lộ nhộn nhịp người mua, bán, ai cũng háo hức đến chợ để trao đổi những hàng hóa, sản vật đặc trưng của vùng, miền. Chợ phiên ngày nay tuy đã có nhiều thay đổi, song vẫn chứa đựng nhiều nét văn hóa đặc sắc. Từ sáng sớm, nhiều người đã mang hàng hóa đến chợ bày bán phục vụ nhu cầu mua sắm Tết của người dân địa phương. Rất nhiều mặt hàng đặc trưng của vùng miền núi, miền biển cũng được đưa đến chợ phiên để trao đổi như tiêu (vùng Cùa, Cam Lộ); chuối (vùng Tân Long, Hướng Hóa); hải sản (tôm, cua, mực) (ở Cửa Việt, Gio Linh); gà đồi (Cam Lộ); và các loại nông sản, cây trái… khiến phiên chợ Tết trở nên phong phú và tấp nập hơn ngày thường. Phiên chợ ngày Tết tấp nập người mua bán Cách đây hàng trăm năm, chợ phiên Cam Lộ được xem là một trung tâm thương nghiệp lớn có tiếng, và mang nhiều giá trị lịch sử, văn hóa của vùng nông thôn Quảng Trị. Theo hồi ức của một số cụ cao niên ở làng Cam Lộ, chợ phiên đã được dời qua nhiều địa điểm khác nhau: trước thế kỷ XIX, chợ phiên nhóm họp ở Tân Tường (km 15 của Đường 9), về sau chuyển về Bến Đuồi, bên bờ sông Hiếu. Từ khi được chuyển về Bến Đuồi, chợ được mở mang, xưng danh là tiểu Trường An. Một dải chợ tấp nập kéo dài từ Bến Đuồi đến đình Cam Lộ, là nơi quy tụ hàng hóa, đặc sản từ các phương gửi tới chào mời, trao đổi. Năm 1776, nhà bác học Lê Quý Đôn đã từng đến đây và ghi lại không khí mua bán hết sức nhộn nhịp của phiên chợ này. Thời điểm đó, chợ phiên Cam Lộ phát triển sầm uất nhất vùng, thuyền buôn của Nhật, Trung Quốc, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha...cập cảng Cửa Việt để đưa hàng lên chợ trao đổi. Phiên chợ này cũng chứa đựng nhiều giá trị lịch sử thời chiến tranh. Đặc biệt, từ những năm 1930 trở về sau, chợ phiên Cam Lộ là địa điểm hoạt động của các chiến sĩ cách mạng. Tại đây, đồng chí Lê Duẩn cùng với các đồng chí Hồ Xuân Lưu, Hoàng Hữu Chấp... hội bàn lập chi bộ để lãnh đạo phong trào ở chợ phiên, đã chọn tiệm thuốc bắc và rượu Xi ka ở phố Đông Nguyên làm nơi đặt cơ quan tài chính của Đảng. Tháng 8/1945, chợ phiên là nơi diễn ra cuộc đàm thoại giữa đại diện đặc trách của ta và Nhật, yêu cầu Nhật giữ thái độ trung lập khi ta tiến hành khởi nghĩa chống Pháp. Lúc này, chợ phiên Cam Lộ đã chuyển từ chợ thời bình sang chợ lưu động thời chiến. Năm 1946, Pháp chiếm Đường 9 và cho quân chiếm đóng, chợ phiên phải dời tới An Thái, xã Cam Tuyền. Những năm 1948 – 1950, chợ phiên được gọi là chợ kháng chiến, đóng ở những nơi gần chùa, miếu có nhiều cây cối rậm rạp. Sau năm 1954, địch buộc người dân dời chợ đi nơi khác để chúng dễ kiểm soát, nhưng người dân Cam Lộ nhất quyết không dời, duy trì chợ cho đến ngày nay. Trải qua bao biến cố của lịch sử và thời gian, chợ đã xuống cấp nên UBND huyện Cam Lộ đã quyết định đầu tư xây dựng lại chợ phiên Cam Lộ. Tuy chợ phiên ngày nay đã có nhiều thay đổi theo hướng hiện đại, song vẫn giữ gìn nét đặc trưng mang tính lịch sử của chợ cũ. Chợ phiên thường nhóm họp vào các ngày 3, 8, 13, 23 và 28 (Âm lịch) hàng tháng. Tuy nhiên, những ngày cuối năm, chợ họp thường xuyên để đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân vào dịp Tết. Đăng Đức |
Đình Thảo