1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết

Chợ cua "âm phủ" có tuổi đời gần nửa thế kỷ ở Sài Gòn

(Dân trí) - Gọi là chợ cua âm phủ bởi khu chợ này chỉ hoạt động từ giữa khuya đến sáng và chuyên kinh doanh một mặt hàng duy nhất là cua!

CHỢ CUA "ÂM PHỦ" CÓ TUỔI ĐỜI GẦN NỬA THẾ KỶ

Vốn dĩ gọi chợ cua "âm phủ" vì chợ chỉ hoạt động vào nửa đêm đến sáng trên vỉa hè gần ngã ba Ông Tạ đã gần 50 năm nay.

Trong ngần ấy năm, chợ cua "âm phủ" trên đường Cách Mạng Tháng 8, đoạn từ đường Hòa Hưng đến ngã ba Ông Tạ là đầu mối cung cấp cua trên địa bàn TPHCM. Mỗi đêm, hàng chục tấn cua được xe tải chở từ vùng lũ An Giang, Đồng Tháp... lên Sài Gòn, sau đó bỏ mối cho các tiểu thương phân loại trước khi cung cấp cho các quán ăn, nhà hàng tại các quận huyện.

Khi đường phố vắng người qua lại, các tiểu thương bắt đầu công việc thường ngày. Khoảng 2h sáng, khi những chiếc xe tải giao cua cho khoảng chục vựa của trải dài trên đường Cách Mạng Tháng 8, quận 3, các tiểu thương xắn tay vào việc. Những người phân loại cua thành 2 loại sống và yếu, chết.

Quá quen với công việc, anh Tuấn cầm 2 xẻng xúc một lượt những con cua trong khay rồi lựa ra con sống bỏ vào túi lưới giao cho các chợ, nhà hàng và quán ăn. Những con cua yếu được lựa bỏ riêng rồi làm sạch tại chỗ, quán ăn nhỏ, quán bún riêu mua; những con cua chết được những hộ chăn nuôi gia cầm, heo mua về xay nhuyễn làm thức ăn.

Cua sống giá khoảng 40.000 đồng/ ký, cua yếu sau khi qua sơ chế tầm 30.000 đồng/ ký. Tuy nhiên, mùa cận lễ tết giá cua biến động tăng cao hơn.

Bà Bùi Thị Mỹ (60 tuổi, chủ vựa cua) đã gắn bó với nghề từ bé, khi ba mẹ bà từ miền Bắc vào Sài Gòn trước năm 1975 đã mưu sinh bằng nghề này.

"Từ bé tôi đã phụ mẹ phân loại cua để giao cho khách, ngày xưa ít người làm còn có lời. Bây giờ, nhiều người thấy làm ăn được cũng nhảy vào làm nghề này nên hơi khó khăn. Mỗi đêm, tôi chỉ phân loại khoảng 10 bao cua để giao cho khách quen ở chợ trên Gò Vấp", bà Mỹ cho hay.

Chợ cua âm phủ nằm trên đường Cách Mạng Tháng 8 với khoảng chục hộ kinh doanh.
Chợ cua "âm phủ" nằm trên đường Cách Mạng Tháng 8 với khoảng chục hộ kinh doanh.

Chợ cua hình thành trước năm 1975

Chợ cua hình thành trước năm 1975

Những tiểu thương phân loại cua sống và yếu ra để giao cho khách hàng.
Những tiểu thương phân loại cua sống và yếu ra để giao cho khách hàng.
Cua sống có giá khoảng 40.000 đồng/ ký, cua yếu đã qua sơ chế được bán giá 30.000 đồng/ ký.
Cua sống có giá khoảng 40.000 đồng/ ký, cua yếu đã qua sơ chế được bán giá 30.000 đồng/ ký.
Những con cua yếu, gãy càng sẽ được sơ chế qua, bán cho các quán ăn nhỏ, bún riêu vỉa hè.
Những con cua yếu, gãy càng sẽ được sơ chế qua, bán cho các quán ăn nhỏ, bún riêu vỉa hè.
Cua sống sẽ được đóng vào bao lưới giao cho nhà hàng, quán nhậu, quán ăn...
Cua sống sẽ được đóng vào bao lưới giao cho nhà hàng, quán nhậu, quán ăn...
Cua được lấy chủ yếu từ miền Tây như An Giang, Đồng Tháp, Cà Mau...
Cua được lấy chủ yếu từ miền Tây như An Giang, Đồng Tháp, Cà Mau...

Chợ cua hoạt động trên vỉa hè từ 2h đến 5h sáng, sau đó các tiểu thương quét dọn sạch sẽ vỉa hè để trả lại mặt bằng.

Chợ cua hoạt động trên vỉa hè từ 2h đến 5h sáng, sau đó các tiểu thương quét dọn sạch sẽ vỉa hè để trả lại mặt bằng.

Các vựa phân loại ít thì vài chục bao, nhiều thì cả trăm bao cua mỗi đêm.
Các vựa phân loại ít thì vài chục bao, nhiều thì cả trăm bao cua mỗi đêm.

Chợ cua hoạt động nhộn nhịp nhất vào khoảng 3h sáng, khi nhiều người cùng ghé tới lấy cua về bán. Nhà tôi kinh doanh bún riêu cua ở Quận 12 nên phải đi sớm lấy cua về chuẩn bị bán buổi sáng, ông Nguyễn Thanh Tuấn chia sẻ.

Chợ cua hoạt động nhộn nhịp nhất vào khoảng 3h sáng, khi nhiều người cùng ghé tới lấy cua về bán. "Nhà tôi kinh doanh bún riêu cua ở Quận 12 nên phải đi sớm lấy cua về chuẩn bị bán buổi sáng", ông Nguyễn Thanh Tuấn chia sẻ.

Gia đình bà Mỹ, 60 tuổi đã gắn bó với nghề từ trước năm 1975. Mỗi đêm, bà Mỹ cùng các em gái phân loại khoảng 10 bao cua giao cho khách.
Gia đình bà Mỹ, 60 tuổi đã gắn bó với nghề từ trước năm 1975. Mỗi đêm, bà Mỹ cùng các em gái phân loại khoảng 10 bao cua giao cho khách.

Trước đây, chỉ có mẹ bà Mỹ cùng vài người làm nghề này. Sau này, nhiều người thấy làm ăn được nên theo nghề và hình thành nên chợ cua kéo dài vài km dọc vỉa hè.

Trước đây, chỉ có mẹ bà Mỹ cùng vài người làm nghề này. Sau này, nhiều người thấy làm ăn được nên theo nghề và hình thành nên chợ cua kéo dài vài km dọc vỉa hè.

Mỗi đêm làm việc khoảng 3 tiếng tại chợ cua, các lao động được trả công khoảng 250-300.000 đồng.
Mỗi đêm làm việc khoảng 3 tiếng tại chợ cua, các lao động được trả công khoảng 250-300.000 đồng.

Nguyễn Quang