Chim tập trung ở Hà Nội là chìa vôi di cư tránh rét
GS.TS Võ Quý, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường (ĐHQG HN) khẳng định, việc những đàn chim hàng ngàn con tập trung trên tuyến đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội trong những ngày vừa qua hoàn toàn không phải là hiện tượng lạ.
Như đã đưa tin, mấy ngày gần đây, trên tuyến đường Nguyễn Trãi, thuộc quận Thanh Xuân, Hà Nội có tới hàng ngàn con chim về cư trú. Chúng thường xuất hiện tập trung vào buổi chiều tối và đậu chi chít trên các cành cây ở hai bên tuyến đường này.
"Việc chim tập trung thành đàn trên đường Nguyễn Trãi là hoàn toàn bình thường, không phải là hiện tượng lạ." - GS.TSKH Võ Quý
Liên hệ với GS.TS Võ Quý, một trong những chuyên gia hàng đầu Việt Nam về sinh thái học, ông Võ Quý cho hay, việc chim tập trung thành đàn trên đường Nguyễn Trãi là hoàn toàn bình thường, không phải là hiện tượng lạ.
Theo GS Quý thì loài chim này là chim Chìa vôi, tên khoa học là Motacilla alba. Loài này sinh sống và làm tổ chính tại các nước từ Bắc Âu sang phía đông đến các nước Bắc châu Á và xuống phía nam đến phía bắc Trung Quốc và Ấn Độ. Ở nước ta cũng có thể gặp chúng làm tổ tại một vài nơi ở Cao Bằng, Lạng Sơn nhưng rất hiếm. Vào mùa đông loài này di chuyển xuống phía nam để tránh rét và tìm thức ăn, trong đó có nước ta. Vì vậy, vào mùa lạnh có thể gặp loài này ở khắp nước ta, nhất là các vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Cũng theo GS Quý thì chim Chìa vôi là loài chim có ích vì chúng tiêu diệt côn trùng phá hoại mùa màng. Ban ngày chim chìa vôi kiếm thức ăn là côn trùng nhỏ ở các đồng ruộng, bãi cỏ, ven sông, đầm lầy. Đêm đến chúng tìm những nơi có cây cối rậm rạp hay các ruộng mía để qua đêm. Vì thế mới có hiện tượng chúng tập trung thành từng đàn lớn trên các cành cây ở ven đường.
Theo GS Quý thì loài chim này là chim Chìa vôi, tên khoa học là Motacilla alba. Loài này sinh sống và làm tổ chính tại các nước từ Bắc Âu sang phía đông đến các nước Bắc châu Á và xuống phía nam đến phía bắc Trung Quốc và Ấn Độ. Ở nước ta cũng có thể gặp chúng làm tổ tại một vài nơi ở Cao Bằng, Lạng Sơn nhưng rất hiếm. Vào mùa đông loài này di chuyển xuống phía nam để tránh rét và tìm thức ăn, trong đó có nước ta. Vì vậy, vào mùa lạnh có thể gặp loài này ở khắp nước ta, nhất là các vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Cũng theo GS Quý thì chim Chìa vôi là loài chim có ích vì chúng tiêu diệt côn trùng phá hoại mùa màng. Ban ngày chim chìa vôi kiếm thức ăn là côn trùng nhỏ ở các đồng ruộng, bãi cỏ, ven sông, đầm lầy. Đêm đến chúng tìm những nơi có cây cối rậm rạp hay các ruộng mía để qua đêm. Vì thế mới có hiện tượng chúng tập trung thành từng đàn lớn trên các cành cây ở ven đường.
Trước hiện tượng người dân lợi dụng việc chim tập trung thành đàn lớn để săn bắt, GS Quý rất bất bình. Ông nói: “Ngày xưa quá đói nghèo, bắt chim để ăn thịt cứu đói còn có thể hiểu được, chứ ngày nay đâu đến nỗi phải làm như thế. Chỉ có những người thiếu hiểu biết mới có những hành động vô ý thức như vậy”.
Ông Quý cũng cho biết, việc chim én tập trung thành đàn lớn tại Đồng Tháp như báo chí đưa tin những ngày vừa qua cũng là chuyện hoàn toàn bình thường do tập tính di trú của loài chim này hàng năm.
Theo Lê Văn
Vietnamnet