1. Dòng sự kiện:
  2. Nổ xưởng gỗ ở Đồng Nai
  3. 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đắk Lắk:

Chiêm ngưỡng những dụng cụ của vua săn voi Ama Kông

(Dân trí) - Đó là sợi dây thòng lòng da trâu, mũi nhọn greo, tù và sừng trâu, mu rùa, lọng che chắn… Những công cụ này giúp "vua voi" Ama Kông săn được gần 300 con voi rừng.

Vừa qua, khi chúng tôi đến thăm căn nhà sàn gỗ nơi Ama Kông sống ở Bản Đôn (huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk), gia đình cho biết năm nay ông chính thức bước sang tuổi 103 (tính theo tuổi mẹ) và tình trạng sức khỏe khá yếu phải nhờ y tá chuyền nước suối, chủ yếu là uống sữa, thức ăn bồi bổ.

Tấm ảnh kỷ niệm lễ thượng thọ 100 năm ngày sinh của huyền thoại săn voi số 1 Việt
Tấm ảnh kỷ niệm lễ thượng thọ 100 năm ngày sinh của huyền thoại săn voi số 1 Việt Nam Y Prông Êban - Ama Kông.

Căn nhà sàn cổ kính ở Bản Đôn nơi Ama Kông sống những ngày cuối đời được Trung tâm Du lịch Bản Đôn chọn làm điểm tham quan du lịch, thuyết trình về cuộc đời và sự nghiệp lừng lẫy trên lưng voi của ông. Trước đây, khi du khách khắp nơi trên cả nước về Bản Đôn chỉ muốn sờ lấy tay ông, nghe ông kể chuyện những chuyến săn voi kỳ thú dài đằng đẵng trong rừng sâu. Bây giờ sức khỏe của Ama Kông không thể đáp ứng điều đó. Công việc này được các hướng dẫn viên (HDV) Trung tâm Du lịch Bản Đôn thuyết trình, khách tham quan chỉ đi lại ngắm nghía các hiện vật trưng bày, cùng lời diễn thuyết của HDV để hoài niệm về huyền thoại săn voi một thời lừng lẫy trên Tây Nguyên.

Ama Kông tức là bố thằng Kông, tên gọi thông thường sau khi ông sinh con trai đầu lòng đặt tên là Y Kông - theo phong tục của người M’nông gốc Lào. Theo gia đình, tên khai sinh của ông là Y Prông Êban. Ama Kông là con trai của Y Ki, em ruột của Y Thu (ông bác cũng là cha vợ Ama Kông) - người săn được gần 500 con voi rừng. Không chỉ nổi tiếng vì săn được gần 300 con voi rừng, Ama Kông còn được biết đến là một tay chơi “khét tiếng” và “tân thời” nhất Bản Đôn (huyện Buôn Đôn, Đắk Lắk) thời bấy giờ. Những năm 50, 60 của thế kỷ trước, trong khi người đồng bào M’nông, Ê-đê ở Bản Đôn còn đóng khố sinh hoạt thì Ama Kông đã diện đồ Tây, thắt cà vạt, đi giày Tây đen bóng lịch lãm, cưỡi xe Jeep, học chữ Tây…

Không những thế, Ama Kông còn nổi tiếng là một nam nhi hảo hán, dũng cảm như Đam San trong Sử thi khi một mình bắt sống bò rừng bằng tay không, chơi giỏi nhiều nhạc cụ dân tộc, biết thổi tù và…. Thế nên, khắp Bản Đôn, ông có “sức hút” ghê gớm đối với các thiếu nữ vùng sơn cước. Điều đáng nói, dù đã ngoài 80 tuổi, trong một lần dạo chơi ở buôn khác, tình cờ Ama Kông quen một cô gái mới 25 tuổi tên là H’Khăm. Sau đó, Ama Kông đã dắt cô này về ra mắt buôn làng, chính thức kết duyên vợ chồng bất chấp H’Khăm đã có một đứa con gái.

Một số hình ảnh về các hiện vật, công cụ săn voi “độc đáo” của vua săn voi số 1 Việt Nam - Ama Kông trong căn nhà cổ kính ở Bản Đôn (huyện Buôn Đôn, Đắk Lắk) được phóng viên Dân trí ghi lại.

Căn nhà sàn gỗ cổ kính ở Bản Đôn (Buôn Đôn, Đắk Lắk) nơi
Căn nhà sàn gỗ cổ kính ở Bản Đôn (Buôn Đôn, Đắk Lắk) nơi huyền thoại săn voi số 1 Việt Nam Ama Kông sống những ngày cuối đời.

Căn nhà sàn gỗ cổ kính ở Bản Đôn (Buôn Đôn, Đắk Lắk) nơi

Căn nhà sàn gỗ cổ kính ở Bản Đôn (Buôn Đôn, Đắk Lắk) nơi
Sợi dây da trâu của vua voi Ama Kông - công cụ săn bắt chính của thợ săn voi và bên cạnh là chiếc gậy greo.

Tù và sừng trâu.
Tù và sừng trâu.

Mu rùa dùng để đựng cơm và thức ăn cho thợ săn voi.
Mu rùa dùng để đựng cơm và thức ăn cho thợ săn voi.

Lọng che nắng mưa của thợ săn voi.
Lọng che nắng mưa của thợ săn voi.

Viết Hảo