1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết

Thừa Thiên - Huế:

Chen chân đi xem vua tế Thần Đất, Thần Lúa

(Dân trí) - Tối 20/3, lễ tế Xã Tắc lần thứ 4 đã long trọng diễn ra tại TP Huế tái hiện lại khung cảnh triều đình đến và làm lễ tế tại đàn tế Thần Đất và Thần Lúa.

Xuân Thu nhị kỳ, các vua đời xưa đều xuất cung đi tế long trọng ở Xã Tắc - đàn chuyên thờ Thần Lúa và Thần Đất, được làm nên bởi đất góp lại từ tất cả tỉnh thành trên toàn quốc nhằm thể hiện tinh thần “non sông như một”. Đàn Xã Tắc còn lại ở Huế là đàn duy nhất còn sót lại trên đất nước ta sau biết bao biến cố của lịch sử.

Được nghiên cứu và phục dựng lại, lễ hội tế Xã Tắc đến năm nay đã qua 4 lần, thu hút ngày càng nhiều người dân cùng du khách tham gia, trở thành một lễ hội đậm tính cộng đồng tại Huế.
 

Chen chân đi xem vua tế Thần Đất, Thần Lúa - 1
Đoàn Ngự đạo khiêng kiệu vua rời khỏi Đại Nội đúng 19h20’

Mở đầu buổi lễ, đoàn rước ngự đạo gồm voi, ngựa, quan văn, quan võ, binh lính, kiệu vua, nghi trượng, cờ phướn sau 3 hồi chuông trống đã xuất cung theo đường 23 tháng 08, Lê Huân, Ngô Thời Nhậm tiến vào đàn Xã Tắc. Hàng nghìn người dân háo hức đổ ra 2 bên đường đi để nhìn rõ khuôn mặt vua. Nhiều gia đình kéo cả ông bà, cháu nhỏ đứng từ lúc sớm ở gần đàn Xã Tắc, tung hô mừng rỡ khi thấy đoàn rước chuẩn bị thượng đài làm lễ.

Nhà vua nghiêng mình làm đầy đủ các lễ tế thần đất và thần lúa gồm: Lễ Quán tẩy, Lễ Thượng hương, Lễ Nghinh thần, Lễ Điện ngọc bạch, Lễ Truyền chúc, Lễ Hiến tước và Lễ Tứ phúc tộ. Tiếp đến là màn múa khiên, múa quạt và điệu bát dật đặc sắc...

Chen chân đi xem vua tế Thần Đất, Thần Lúa - 2

Dân Huế và khách du lịch đứng đầy đường để xem mặt vua

Năm nay, người đóng vai vua vẫn là anh Nguyễn Trọng Thành, diễn viên nhà hát truyền thống cung đình Huế. Có “duyên” với 4 lần đóng vai vua đi tế Xã Tắc, năm nay anh Thành vẫn tâm niệm ăn chay suốt 3 ngày trước khi diễn ra lễ...
 
Lễ tế Xã Tắc với nguyện cầu xưa, một năm mới đến có mùa màng thuận lợi, mưa thuận gió hòa cũng là ước vọng hôm nay của người dân Việt Nam.

Dưới đây là chùm ảnh ghi lại lễ tế đặc sắc này:

Chen chân đi xem vua tế Thần Đất, Thần Lúa - 3

Quan hộ tống kiệu vua
 
Chen chân đi xem vua tế Thần Đất, Thần Lúa - 4

Có 2 voi ngự đi đầu và cuối đoàn hộ giá vua
 
Chen chân đi xem vua tế Thần Đất, Thần Lúa - 5

Một khách Tây không bỏ lỡ cơ hội “săn ảnh”
 
Chen chân đi xem vua tế Thần Đất, Thần Lúa - 6

Đàn Xã Tắc được góp đất từ các tỉnh thành trong cả nước thời vua Nguyễn
 
Chen chân đi xem vua tế Thần Đất, Thần Lúa - 7

Vua làm lễ rửa tay trước khi lên đàn
 
Chen chân đi xem vua tế Thần Đất, Thần Lúa - 8

Tế ở đàn hạ
 
Chen chân đi xem vua tế Thần Đất, Thần Lúa - 9

Tất cả quỳ gối cầu nguyện trước đất trời
 
Chen chân đi xem vua tế Thần Đất, Thần Lúa - 10

Tam sanh là heo, dê và bò được đặt ngay ngắn trên bàn theo như quy định xưa
 
Chen chân đi xem vua tế Thần Đất, Thần Lúa - 11

Đây là đàn tế lâu nhất và công phu nhất
 
Chen chân đi xem vua tế Thần Đất, Thần Lúa - 12

Chen chân đi xem vua tế Thần Đất, Thần Lúa - 13

Dưới đàn, các vũ công múa bát dật thướt tha và mạnh mẽ
 
Chen chân đi xem vua tế Thần Đất, Thần Lúa - 14

Phút giây thiêng liêng nhất
 
Chen chân đi xem vua tế Thần Đất, Thần Lúa - 15
Vua cúi sát người, đầu chạm đất lạy thần đất và thần lúa, cầu mong 2 thần phù hộ đất nước 1 năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, người dân ấm no hạnh phúc
 
Chen chân đi xem vua tế Thần Đất, Thần Lúa - 16

Sau hơn 2 tiếng làm lễ, vua cùng đoàn hầu cận xuất giá về cung
 
Đàn Xã Tắc tại Huế hiện là đàn duy nhất còn lại trên Việt Nam. Đàn là nơi được lập để tế Xã thần (Thần Đất) và Tắc thần (Thần Nông hay Thần Lúa) - hai vị thần của nền văn minh lúa nước. Vào năm vua Gia Long thứ 5 (1806), đàn Xã Tắc đã được dựng lên trong Kinh thành Huế sau khi tập trung đất của tất cả tỉnh thành cả nước để tiến hành cầu thần đất và lúa giúp mùa màng tốt tươi, quốc thái dân an. Giáo sư sử học Lê Văn Lan cho biết "Từ xa xưa, không chỉ đối với người dân, mà ngay cả các vương triều, kinh đô Việt Nam và Trung Hoa, đàn Xã Tắc có vị trí vô cùng thiêng liêng. Giữ gìn, bảo tồn đàn Xã Tắc cũng chính là giữ gìn Sơn hà Xã Tắc".
 
Đại Dương