DMagazine

Cầu trăm tỷ đồng vượt sông Cầu xây xong thì "đắp chiếu" vì thiếu đường dẫn

(Dân trí) - Dự án cầu vượt sông Cầu (cầu Xuân Cẩm, Bắc Giang) đã hoàn thành các hạng mục xây lắp nhưng vẫn chưa thể đưa vào sử dụng và phải rào lại!

Ngỡ ngàng cây cầu trăm tỷ đồng nối liền Hà Nội - Bắc Giang bị "đắp chiếu"

"Sau hơn 2 năm thi công, đến nay dự án cầu vượt sông Cầu (cầu Xuân Cẩm) đã hoàn thành các hạng mục xây lắp. Tuy nhiên, dự án vẫn chưa thể đưa vào sử dụng và phải rào lại", ông Lê Thọ Cường, Giám sát viên dự án cầu Xuân Cẩm cho biết.

Ngỡ ngàng cây cầu trăm tỷ nối liền Hà Nội - Bắc Giang bị "đắp chiếu"
Cầu trăm tỷ đồng vượt sông Cầu xây xong thì đắp chiếu vì thiếu đường dẫn - 1

Dự án Vành đai 4 qua địa phận tỉnh Bắc Giang là công trình trọng điểm với tổng chiều dài 35km.  Tuyến đường có điểm đầu nối từ cao tốc Bắc Giang - Hà Nội (khu vực thị trấn Nếnh, Việt Yên), điểm cuối là cầu Xuân Cẩm - Bắc Phú (thuộc xã Xuân Cẩm, Hiệp Hòa), gồm 1 tuyến chính dài 20,872 km; 3 tuyến nhánh dài 14,68 km và xây dựng mới hai cầu trên tuyến chính là cầu vượt đường sắt và cầu Xuân Cẩm - Bắc Phú với tổng mức đầu tư 1.230 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ và ngân sách tỉnh.

Đoạn tuyến được đầu tư xây dựng với quy mô đường cấp III đồng bằng, vận tốc thiết kế 80 km/h, chiều rộng nền đường 12m, chiều rộng mặt đường 11m (bao gồm cả lề gia cố).

Cầu trăm tỷ đồng vượt sông Cầu xây xong thì đắp chiếu vì thiếu đường dẫn - 2

Cây cầu Xuân Cẩm có tổng chiều dài 479,5m, bề rộng cắt ngang cầu 12m, tổng mức đầu tư 110 tỷ đồng, nối liền đôi bờ thuộc xã Bắc Phú (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) và xã Xuân Cẩm (huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang). 

Cầu trăm tỷ đồng vượt sông Cầu xây xong thì đắp chiếu vì thiếu đường dẫn - 3

Ông Lê Thọ Cường - Giám sát viên dự án cầu Xuân Cẩm cho biết, sau hơn 2 năm thi công, đến nay dự án cầu vượt sông Cầu (cầu Xuân Cẩm) đã hoàn thành các hạng mục xây lắp. Tuy nhiên, dự án vẫn chưa thể đưa vào khai thác, sử dụng và phải rào lại.

Lý do là bên phía Hà Nội vẫn chưa xây dựng đường kết nối từ cầu Xuân Cẩm ra đến nút giao Bắc Phú (Sóc Sơn) có chiều dài khoảng 3km.

Cầu trăm tỷ đồng vượt sông Cầu xây xong thì đắp chiếu vì thiếu đường dẫn - 4
Cầu trăm tỷ đồng vượt sông Cầu xây xong thì đắp chiếu vì thiếu đường dẫn - 5
Cầu trăm tỷ đồng vượt sông Cầu xây xong thì đắp chiếu vì thiếu đường dẫn - 6

Theo thiết kế, đường vành đai 4 Hà Nội sẽ gồm 6 làn xe cao tốc và đường gom đô thị. Mặt đường rộng từ 90m đến 135 m. Chiều dài toàn tuyến là 136,6 km; đi qua 16 quận, huyện, thị xã, thành phố gồm: Phúc Yên (Vĩnh Phúc), Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức, Hà Đông, Thanh Oai, Thường Tín, Sóc Sơn (Hà Nội), Văn Giang, Yên Mỹ, Văn Lâm (Hưng Yên), Từ Sơn, Tiên Du, Yên Phong, Thuận Thành (Bắc Ninh); Việt Yên và Hiệp Hòa (Bắc Giang). Đường vành đai 4 sẽ vượt các sông Hồng, sông Đuống và sông Cầu.

Cầu trăm tỷ đồng vượt sông Cầu xây xong thì đắp chiếu vì thiếu đường dẫn - 7

Nhìn từ trên cao, cây cầu Xuân Cẩm đã hoàn thành, còn khoảng 3 km dự án đường kết nối bên phía địa phận xã Bắc Phú (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) vẫn đang "nằm trên giấy", là cánh đồng rộng mênh mông. Đầu cầu còn lại đã thi công đường dẫn xuống cầu, kết nối mạng giao thông tại xã Xuân Cẩm. 

Trao đổi với phóng viên về vấn đề này, ông Nguyễn Xuân Tuyên - Trưởng phòng kế hoạch (Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Sóc Sơn) cho biết: "Từ đầu năm 2018, khi dự án đường vành đai 4 được phê duyệt xây dựng, chúng tôi đã gửi rất nhiều văn bản lên Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội, đề nghị cấp trên xem xét, phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng "tuyến đường ngoại giao" kết nối từ cầu Xuân Cẩm đến nút giao Bắc Phú của tuyến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên".

Cầu trăm tỷ đồng vượt sông Cầu xây xong thì đắp chiếu vì thiếu đường dẫn - 8

Trong bản đồ quy hoạch chung xây dựng huyện Sóc Sơn năm 2015, vị trí đường vành đai 4 và cầu Xuân Cẩm nằm cách xa so với cây cầu hiện tại.

Ông Nguyễn Xuân Tuyên cũng cho biết thêm, lần gần nhất, vào tháng 2/2020, UBND huyện Sóc Sơn đã có văn bản đề nghị TP Hà Nội xem xét, phê duyệt chủ trương đầu tư dự án, đưa tuyến đường vào quy hoạch chung của huyện Sóc Sơn. Tuy nhiên, từ đó đến nay, HĐND Thành phố Hà Nội vẫn chưa chấp nhận phê duyệt dự án với lý do tuyến đường chưa nằm trong bản đồ đã được quy hoạch năm 2015.

"Nếu tuyến đường được phê duyệt chủ trương trong năm nay thì sang năm 2021 huyện Sóc Sơn sẽ phê duyệt dự án đầu tư, thực hiện giải phóng mặt bằng và khởi công xây dựng. Dự kiến tuyến đường sẽ được thông xe và đưa vào sử dụng trong năm 2022", ông Tuyên cho hay.

duong vanh dai 4 6.jpg

Hiện tại, người dân hai địa phương muốn sang hai bên bờ sông phải đi phà, khá vất vả và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, nhất là vào mùa mưa lũ.

Cầu trăm tỷ đồng vượt sông Cầu xây xong thì đắp chiếu vì thiếu đường dẫn - 10

Sau khi thông xe, tuyến đường được đầu tư sẽ góp phần tăng cường kết nối giao thông trực tiếp thành phố Hà Nội và tỉnh Bắc Giang, kết nối 2 bờ tả, hữu sông Cầu khu vực phía đông bắc của thành phố Hà Nội và khu vực phía tây của tỉnh Bắc Giang; kết nối 2 tuyến đường trọng điểm Quốc gia (Quốc lộ 1B Hà Nội - Lạng Sơn và tuyến đường Quốc lộ 3 mới Hà Nội - Thái Nguyên).