1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết

An Giang:

Căng mình cứu đoạn đê xung yếu

(Dân trí) - Nước lũ mấy ngày qua không ngừng lên cao và đang gây áp lực cho nhiều tuyến đê trên địa bàn huyện Tri Tôn, chính vì vậy, UBND huyện này huy động nhiều lực lượng, tập trung bảo vệ các đoạn đê xung yếu để bảo vệ trên 2.000ha lúa vụ Thu Đông sắp đến ngày thu hoạch.

Vừa trở về trong chuyến công tác khảo sát các tuyến đê xung yếu trên địa bàn xã Vĩnh Gia, Lạc Quới... ông Trần Văn Cường - Trưởng phòng NN-PTNT huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang), cho biết: "Lũ năm nay về sớm hơn mọi năm gần cả tháng, mực nước rất cao và đã làm vỡ một số đoạn đê bao lửng thuộc vùng sản xuất ngoài đê bao. Việc vỡ đê này, tính đến nay đã làm 720ha lúa bị thiệt hại trên 70%".

Ông Cường thông tin thêm, theo dự báo của Đài khí tượng thủy văn An Giang và thông báo xả đập Trà Sư và Tha La (huyện Tịnh Biên) vào ngày 31/8 thì mực nước có chiều hướng giảm ở một số vùng, tuy nhiên một số vùng khác mực nước sẽ lên cao khoảng 20cm. Chính vì vậy, địa phương đã huy động nhiều máy bơm, túc trực chờ sẵn để bơm tháo nước.

Ngoài ra, huyện đang tập trung máy cơ giới, gia cố các tuyến đê xung yếu trên địa bàn xã Vĩnh Gia, Lạc Quới... để bảo vệ trên 2.000ha lúa đang trong giai đoạn đòng, trổ. Riêng những cánh đồng lúa nằm trong vùng đê bao không đảm bảo, địa phương vận động người dân thu hoạch sớm, chạy lũ.

Dưới đây là chùm ảnh "căng mình" gia cố đê bao:


Một tuyến bờ bao trên địa bàn xã Vĩnh Gia đang bị nước lũ uy hiếp

Một tuyến bờ bao trên địa bàn xã Vĩnh Gia đang bị nước lũ uy hiếp


Lực lượng dân quân tự vệ xã Vĩnh Gia cùng người dân có gắng bảo vệ tuyến đê tại ấp Vĩnh Cầu. Tuy nhiên, tuyến đê này đã bị vỡ vào rạng sáng 28/8

Lực lượng dân quân tự vệ xã Vĩnh Gia cùng người dân có gắng bảo vệ tuyến đê tại ấp Vĩnh Cầu. Tuy nhiên, tuyến đê này đã bị vỡ vào rạng sáng 28/8

Trong mấy ngày qua, UBND huyện Tri Tôn đã huy động nhiều lực lượng, tập trung gia cố đê bao ở các đoạn đê xung yếu
Trong mấy ngày qua, UBND huyện Tri Tôn đã huy động nhiều lực lượng, tập trung gia cố đê bao ở các đoạn đê xung yếu

Căng mình cứu đoạn đê xung yếu - 4

Căng mình cứu đoạn đê xung yếu - 5

Căng mình cứu đoạn đê xung yếu - 6

Ông Phạm Hoàng Bảo - Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Gia cho biết tuyến bờ bao tạm này vừa được gia cố
Ông Phạm Hoàng Bảo - Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Gia cho biết tuyến bờ bao tạm này vừa được gia cố

Một trong những nguyên nhân dẫn đến các tuyến bờ bao dễ bị vỡ là do nền đất yếu, đất pha cát...
Một trong những nguyên nhân dẫn đến các tuyến bờ bao dễ bị vỡ là do nền đất yếu, đất pha cát...

Căng mình cứu đoạn đê xung yếu - 9

Hiện người dân và chính quyền địa phương đang nổ lực từng giờ để gia cố các tuyến đê bao, bảo vệ diện tích lúa còn lại
Hiện người dân và chính quyền địa phương đang nổ lực từng giờ để gia cố các tuyến đê bao, bảo vệ diện tích lúa còn lại

Hầu hết các cánh đồng lúa trong vùng cần bảo vệ còn từ 10-15 ngày nữa mới đến kỳ thu hoạch
Hầu hết các cánh đồng lúa trong vùng cần bảo vệ còn từ 10-15 ngày nữa mới đến kỳ thu hoạch

Trước sự uy hiếp của nước lũ, người dân buộc phải thu hoạch lúa sớm từ 5-10 ngày
Trước sự uy hiếp của nước lũ, người dân buộc phải thu hoạch lúa sớm từ 5-10 ngày

Cũng vì thu hoạch ép lúa nên giá bán cũng thấp, mỗi ký lúa chỉ giao động từ 2.000 - 3.000đồng
Cũng vì thu hoạch ép lúa nên giá bán cũng thấp, mỗi ký lúa chỉ giao động từ 2.000 - 3.000đồng

Nguyễn Hành