1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết

Cận cảnh quy trình đóng gói vải thiều "không Covid-19" xuất sang Nhật Bản

Đỗ Quân

(Dân trí) - Sau khi thu mua vải, toàn bộ sản phẩm được xông hơi, khử trùng khoảng 3 tiếng đồng hồ, sơ chế, làm khô, đóng hộp, đưa vào bảo quản ở mức nhiệt 4 độ C, sau đó mới được vận chuyển sang Nhật Bản.

Cận cảnh quy trình đóng hộp vải thiều "không Covid-19" xuất sang Nhật Bản

Năm 2021, diện tích vải thiều của huyện Lục Ngạn đạt khoảng 15,5 nghìn ha, tăng 160 ha so với năm 2020, trong đó 12,7 nghìn ha sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP. Sản lượng ước đạt khoảng 120 nghìn tấn, trong đó vải chín sớm khoảng 30 nghìn tấn.

Cận cảnh quy trình đóng gói vải thiều không Covid-19 xuất sang Nhật Bản - 1

Để quả vải thiều đến được với thị trường Nhật Bản, toàn bộ diện tích vải này được cấp mã số vùng trồng, bảo đảm đúng quy trình sản xuất GlobalGAP, thường xuyên có chuyên gia Nhật Bản kiểm tra, đánh giá, khảo sát quy trình sản xuất.

Cận cảnh quy trình đóng gói vải thiều không Covid-19 xuất sang Nhật Bản - 2

Đặc biệt, quy trình chế biến vải thiều xuất khẩu đối với thị trường khó tính như Nhật Bản, Mỹ, EU... cũng được các cơ sở đảm bảo một cách nghiêm túc từ thu mua, đóng gói cho tới vận chuyển. 

Cận cảnh quy trình đóng gói vải thiều không Covid-19 xuất sang Nhật Bản - 3

Chia sẻ với phóng viên, ông Nguyễn Đức Hưng, Giám đốc Công ty CP Xuất nhập khẩu Toàn Cầu cho biết: "Nhật Bản được xem là một thị trường rất khó tính nên để có thể xuất khẩu sang đây, vải thiều Việt Nam cũng đã phải trải qua những khâu kiểm định vô cùng ngặt nghèo".

Cận cảnh quy trình đóng gói vải thiều không Covid-19 xuất sang Nhật Bản - 4

Sau khi thu mua vải, toàn bộ sản phẩm được xông hơi, khử trùng, sơ chế, làm khô, đóng hộp, đưa vào bảo quản ở mức nhiệt 4 độ C, sau đó mới được vận chuyển sang Nhật Bản.

Cận cảnh quy trình đóng gói vải thiều không Covid-19 xuất sang Nhật Bản - 5

Cũng theo ông Nguyễn Đức Hưng cho biết, công đoạn xông hơi, khử trùng là tốn thời gian và phức tạp nhất, đây là hàng rào kiểm dịch bắt buộc khi vào thị trường Nhật Bản. Buồng khử trùng này đã được các chuyên gia Nhật Bản đánh giá là đạt chất lượng. Những quả vải xuất khẩu sẽ được chọn lọc và đưa vào buồng khử trùng MethyBromidede khoảng 3 tiếng. Sau đó, các công nhân sẽ lấy ra và đóng vào hộp. 

Cận cảnh quy trình đóng gói vải thiều không Covid-19 xuất sang Nhật Bản - 6

Cận cảnh những khay vải thiều được xe nâng đưa ra từ buồng khử khuẩn. (Ảnh: Đức Hưng)

Cận cảnh quy trình đóng gói vải thiều không Covid-19 xuất sang Nhật Bản - 7

Vào ngày thường thì công nhân biên chế của công ty có khoảng 50 người, nhưng bắt đầu vào vụ vải thiều là phải tuyển thêm khoảng 100 công nhân lao động thời vụ để tăng gia sản xuất cho kịp chuyến hàng xuất khẩu.

Cận cảnh quy trình đóng gói vải thiều không Covid-19 xuất sang Nhật Bản - 8

"Chủ yếu chúng tôi thuê  các em sinh viên và học sinh cuối cấp 3 quanh khu vực làm công đoạn đóng hộp để các em kiếm thêm thu nhập, phụ gia đình và các em cũng đang nghỉ dịch ở nhà", ông Nguyễn Đức Hưng chia sẻ thêm.

Cận cảnh quy trình đóng gói vải thiều không Covid-19 xuất sang Nhật Bản - 9

Đến thời điểm hiện tại, cơ sở chế biến của anh Hưng đã xuất khẩu được khoảng 20 tấn vải thiều đi thị trường Nhật Bản với giá 120.000 đồng/kg. Khi sang đến Nhật Bản, giá tại các siêu thị bên đó dao động khoảng 340.000 - 350.000 đồng/kg. (Ảnh: Đức Hưng)

Cận cảnh quy trình đóng gói vải thiều không Covid-19 xuất sang Nhật Bản - 10

Ngoài những yêu cầu của đối tác như mọi năm, công tác khử khuẩn là điều không thể thiếu. Trước khi xe đông lạnh di chuyển ra khỏi xưởng chế biến sẽ được phun khử khuẩn CloraminB xung quanh xe và lái xe phải là người không thuộc trường hợp cách ly y tế, có xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 và được cấp giấy xác nhận có dấu đỏ.