1. Dòng sự kiện:
  2. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết
  3. Sắp xếp bộ máy để tinh, gọn, mạnh

Hà Tĩnh:

Cận cảnh đại công trường xây dựng cảng nước sâu Sơn Dương

(Dân trí) - Hàng ngàn công nhân, hàng trăm kỹ sư, chuyên gia, vô số máy móc, thiết bị, nhà thầu quốc tế được huy động, thi công suốt ngày đêm, đã thực sự biến công trường thi công cảng Sơn Dương - Kỳ Anh (Hà Tĩnh) thành một đại công trường.

Giám đốc Cảng vụ Hà Tĩnh Vương Bình Minh, người liên hệ với Chủ đầu tư Tập đoàn Formosa để PV Dân trí được phép thực hiện chuyến thị sát đại công trường xây dựng cảng nước sâu Sơn Dương cho hay, sau khi được tỉnh Hà Tĩnh bàn giao hơn 2.100 ha mặt bằng, Tập đoàn Formosa đã tiến hành một số công việc như: làm tuyến đường thi công đến khu cảng, khu sinh hoạt, hoàn thành san ủi 41 ha khu vực phía sau bến tàu phía Tây, xây dựng khu nhà ở cho chuyên gia, công nhân; tiến hành hút cát, san lấp mặt bằng dự án Nhà máy Gang thép Formosa Hà Tĩnh.
 
Cận cảnh đại công trường xây dựng cảng nước sâu Sơn Dương
Ông Vương Bình Minh cùng phiên dịch viên của chủ đầu tư Tập đoàn Formosa giới thiệu hệ thống, chức năng cảng nước sâu Sơn Dương cho PV Dân trí  (ảnh: Minh Đức)
  

Cảng Sơn Dương nằm giữa cảng Hải Phòng tại miền Bắc và cảng Đà Nẵng ở Miền Trung, diện tích khu vực cảng khoảng 2.200 ha, là trọng điểm tuyến giao thông đường biển Đông Á trên tuyến vận tải biển quốc tế, có vị trí thuận lợi trên tuyến đường hàng hải giữa khu vực Châu Á và thế giới, qui hoạch xây dựng thành cảng biển nước sâu qui mô lớn quốc tế.

Có mặt tại đây, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều biến động, nhưng trên công trường xây dựng cảng Sơn Dương và khu luyện gang thép lớn nhất nước (15 triệu tấn/năm) có tổng mức đầu tư lên đến hơn 10 tỷ USD không khí vẫn vô cùng náo nhiệt. Hàng nghìn cán bộ, kỹ sư, công nhân và chuyên gia nước ngoài cùng nhiều phương tiện, máy móc tập trung thi công ba ca liên tục để bảo đảm tiến độ các hạng mục công trình của dự án.
 
Nhìn ra phía biển, nhiều tàu hút bùn hiện đại, dung tích từ 8.000 đến 46.000 m3 của nhà thầu Vương quốc Bỉ đang hút cát từ vịnh Sơn Dương san lấp mặt bằng khu vực xây dựng nhà máy gang thép. Còn trên bờ, một vùng đất rộng lớn lên đến hàng trăm ha thấp trũng, khô cằn ngày nào đã được san lấp với nhiều công trình hành chính, nhà làm việc cao tầng cho hàng ngàn công nhân, kỹ sư, chuyên gia được xây dựng.
 
Hình hài khu cảng biển tầm cỡ đã lộ ra trước mặt. Bến cảng số 1 (một trong tổng số 12 bến cảng có tổng công suất 30 triệu tấn hàng hóa/năm của cảng Sơn Dương, là cầu cảng chuyên dùng tiếp nhận thiết bị xây dựng nhà máy, đồng thời là cảng hậu cần, sửa chữa tàu thuyền phục vụ thi công) được khởi công tháng 6/2011 gần như đã hoàn thành. Một loạt các hạng mục khác như bến cảng, đê chắn sóng giai đoạn 1 dài gần 5/14km từ bờ biển xã Kỳ Phương cũng đang được triển khai thi công. Ngay cạnh những cầu cảng, đê chắn sóng, chủ đầu tư đã huy động hàng vạn m3 vật liệu đá, cát, ống thép và hộp bê-tông phục vụ thi công các hạng mục. Được biết, tổng giá trị đầu tư hệ thống cảng biển và đê chắn sóng khoảng 1,5 tỷ USD, khi hoàn thành cảng Sơn Dương sẽ tiếp nhận tàu 30 vạn tấn ra vào.

Cùng với việc xây dựng cảng biển, hiện Formosa đã, đang hoàn thiện các bước cuối cùng phần thiết kế, kỹ thuật xây dựng nhà máy gang thép giai đoạn 1 công suất 7,5 triệu tấn. Theo lãnh đạo của Formosa Hà Tĩnh thì tiến độ xây dựng lò cao số 1 và 2 của nhà máy gang thép và cảng Sơn Dương sẽ bảo đảm tiến độ đúng như cam kết với Chính phủ Việt Nam và lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh.
Cận cảnh đại công trường xây dựng cảng nước sâu Sơn Dương
Tổng giá trị đầu tư hệ thống cảng biển và đê chắn sóng cảng Sơn Dương khoảng 1,5 tỷ USD. Khi hoàn thành cảng Sơn Dương sẽ tiếp nhận tàu 30 vạn tấn ra vào.


Theo ông Vương Bình Minh, những gì diễn ra trên công trường cho thấy một quyết tâm rất lớn của Chính phủ Việt Nam, tỉnh Hà Tĩnh và đặc biệt là của Tập đoàn Formosa (Đài Loan - Trung Quốc) chủ đầu tư trong việc biến cảng biển nước sâu này trở thành một cảng biển có vị trí trên bản đồ hàng hải quốc tế, góp phần thúc đẩy nền kinh tế của đất nước đi lên. 
 
Những hình ảnh công trường xây dựng cảng nước sâu Sơn Dương và Khu liên hợp gang thép Formosa do PV Dân trí ghi lại:
 
Cận cảnh đại công trường xây dựng cảng nước sâu Sơn Dương
Công việc đầu tiên mà Formosa tập trung quyết liệt thời gian qua là san lấp mặt bằng giai đoạn I 1.000 ha phục vụ xây dựng nhà máy gang thép 7,5 triệu tấn sản phẩm/năm. Để san lấp được một diện tích rộng lớn mặt bằng nói trên thời gian qua Fomosa đã thuê 5 tàu hút bùn hiện đại, dung tích từ 8.000 đến 46.000 m3 của nhà thầu Vương quốc Bỉ, hút cát từ vịnh Sơn Dương vào.
 
Cận cảnh đại công trường xây dựng cảng nước sâu Sơn Dương
Ngoài san lấp mặt bằng, những chiếc tàu này sẽ hút cát ở vịnh Sơn Dương đến độ sâu phục vụ làm bến cảng cho tàu 300 nghìn tấn ra vào "ăn" hàng  
  
Cận cảnh đại công trường xây dựng cảng nước sâu Sơn Dương
Những đường ống dẫn to lớn dài nhiều km được nối thẳng với tàu hút, bơm cát từ biển vào đất liền phục vụ công tác san lấp mặt bằng 
 
Hệ thống đường ống dẫn có phao nổi
 Hệ thống đường ống dẫn có phao nổi
 
Hệ thống đường ống dẫn có phao nổi
Máy móc được huy động để phục vụ lắp ráp, sửa chữa hệ thống đường ống phục vụ hút cát san lấp mặt bằng
   
Hệ thống đường ống dẫn có phao nổi
Cát được đẩy vào đất liền san lấp mang theo một lượng lớn bùn, nước. Để giải bài toán thoát nước nhà thầu đã cho đào một con mương, được kè chắn bằng bao tải, nối vị trí xả cát đổ thẳng ra biển.
 
 
Hệ thống đường ống dẫn có phao nổi
Khi hệ thống xả thải ra biển sẽ có những tàu cỡ lớn hút hàng trăm ngàn m3 bùn đọng lại, sau đó di chuyển ra xa khu vực cảng hàng km rồi đổ xuống biển.
 
Hệ thống đường ống dẫn có phao nổi
Bình quân, mỗi ngày nhà thầu san lấp được gần năm ha với độ cao san lấp trên bốn mét. Theo chủ đầu tư cho biết, giá trị gói thầu hút cát, san lấp mặt bằng khoảng 350 triệu USD.
 
Hệ thống đường ống dẫn có phao nổi
Cùng với việc chạy đua thời gian đảm bảo tiến độ san lấp mặt bằng, hiện Formosa đang triển khai nhiều hạng mục công trình để giữa năm 2014 và 2015, lò cao số 1 và 2 của nhà máy gang thép hoàn thành đi vào sản xuất với sản lượng 7,5 triệu tấn sản phẩm/năm. Đáng chú ý, bến cảng số 1 (cảng Sơn Dương gồm 12 bến cảng, tổng công suất 30 triệu tấn hàng hóa/năm) là cầu cảng chuyên dùng tiếp nhận thiết bị xây dựng nhà máy, đồng thời là cảng hậu cần, sửa chữa tàu thuyền phục vụ thi công - được khởi công từ tháng 6/2011. Đến thời điểm này cầu cảng này gần như hoàn thành theo tiến độ, chất lượng đặt ra.
 
  
  
  
Cầu cảng số 1 đang được sử dụng để phục vụ cho việc đúc "hộp" bê tông phục vụ việc xây dựng đê chắn sóng cao lớn bảo vệ cảng Sơn Dương
 
  
 
Sau khi khởi công xây dựng cầu cảng số 1 Formosa đã tiến hành khởi công xây dựng đồng loạt các bến cảng còn lại cùng đê chắn sóng giai đoạn 1 dài gần năm km trên tổng số 14 km từ bờ biển xã Kỳ Phương ra đảo Sơn Dương
 
 Một cầu cảng đang được xây dựng
 Một cầu cảng đang được xây dựng
 
 Một cầu cảng đang được xây dựng
 Các ụ bê tông 3 cạnh, nặng nhiều tấn được đúc sẵn, sau đó xếp xen kẽ nhau tạo thành đê chắn sóng  
 
 Một cầu cảng đang được xây dựng
 
Bề mặt cầu cảng có độ rộng khoảng 30m. Hai bên được kè các ụ bê tông nói trên để chống sóng biển va đập.  
 
 Một cầu cảng đang được xây dựng
Để phục vụ cho việc xây dựng cầu cảng, đê chắn sóng, chủ đầu tư đã huy động hàng vạn m3 vật liệu đá, cát, ống thép và hộp bê-tông, bốn máy trộn bê-tông công suất 1.200 m3/ngày đêm.
 
 Một cầu cảng đang được xây dựng
 
 
 Một cầu cảng đang được xây dựng
Việc thi công được chính các kỹ sư đến từ Đài Loan giám sát chặt chẽ. Không một người lạ mặt nào nếu không có giấy giới thiệu của chủ đầu tư được vào khu vực thi công.

 Văn Dũng - Hải Thái

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm