1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết

Campuchia học hỏi kinh nghiệm... an toàn giao thông của Việt Nam

(Dân trí) - Tại Capuchia, người đi xe gắn máy bị tử vong do TNGT trong năm 2013 chiếm tới 69%, trong số 62% ca bị chấn thương sọ não thì chỉ có 20% đội mũ bảo hiểm. Đó là lí do Campuchia vừa cử một phái đoàn sang Việt Nam trao đổi kinh nghiệm về ATGT.

Đoàn Công tác của phái đoàn Campuchia do bà Min Meanvy - Phó Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông kiêm Thứ trưởng Bộ Giao thông - Công chính dẫn đầu.
 
Trong chương trình làm việc tại Việt Nam, phái đoàn của Vương quốc Campuchia và Chính phủ Việt Nam đã có các buổi họp chính thức, nhằm hỗ trợ việc thự thi dự thảo Luật An toàn giao thông Vương quốc Campuchia; thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm trong việc quản lý an toàn giao thông (ATGT), xây dựng quy chuẩn mũ bảo hiểm (MBH) và đẩy mạnh việc sử dụng MBH đạt chuẩn khi tham gia giao thông.

Tại buổi làm việc với Ủy ban An toàn gia thông Quốc gia, ông Khuất Việt Hùng - Phó Chủ tịch Chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia Việt Nam - đã chia sẻ những kinh nghiệm của Việt Nam trong việc phát triển và thực thi quy định pháp luật về việc bắt buộc đội MBH tại Việt Nam năm 2007 và thảo luận về nhữn nỗ lực của Ủy ban cùng các thành viên, đặc biệt là Cục C67 - Bộ Công an, trong việc hạn chế sử dụng MBH kém chất lượng tại Việt Nam.

Đoàn công tác của Capuchia thăm phòng thử nghiệm mũ bảo hiểm tại Việt Nam
Đoàn công tác của Capuchia thăm phòng thử nghiệm mũ bảo hiểm tại Việt Nam

“Sử dụng MBH đáp ứng quy chuẩn góp phần quan trọng trong việc bảo đảm ATGT, đặc biệt làm giảm thiểu nguy cơ tử vong cho người đi xe máy không may bị TNGT” - Phó Chủ tịch Khuất Việt Hùng cho biết.

Nằm trong khuôn khổ làm việc tại Việt Nam, phái đoàn của Vương quốc Campuchia đã tới thăm nhà máy sản xuất MBH Protec và phòng thử nghiệm MBH tại nhà máy. Mục đích là nhằm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm của Việt Nam trong việc tăng cường sử dụng MBH đạt chuẩn, kiểm soát chất lượng MBH cũng như việc thực hiện các hoạt động tuyên truyền, khuyến khích người tham gia giao thông sử dụng MBH đạt chuẩn.

Được biết, tại Campuchia, dự thảo Luật An toàn giao thông quy định người tham gia giao thông bằng mô tô, xe gắn máy phải đội MBH dự kiến sẽ được ban hành vào năm 2015, Chính phủ nước này đã quyết định phỉa xây dựng phòng thí nghiệm MBH để kiểm soát chất lượng mũ.

Theo ông Greig Craft - Chủ tịch Qũy Phòng chống thương vong châu Á (AIP), xây dựng tiêu chuẩn là điều cần thiết để quản lý chất lượng đối với bất cứ lĩnh vực nào, dù sản xuất thuốc,thực phẩm hay chế tạo và sản xuất các sản phẩm tiêu dùng, bởi vậy MBH cũng không phải là một ngoại lệ. Nếu không có tiêu chuẩn và sự tuân thủ triệt để các tiêu chuẩn thì sẽ không thể thiết lập một hệ thống quản lý hiệu quả mà điều này sẽ gây ra những hậu quả khôn lường với toàn xã hội.

Trưởng phái đoàn của Campuchia - bà Min Meanvy - Phó Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông kiêm Thứ trưởng Bộ Giao thông-Công chính - cho hay: “Tầm quan trọng của việc đội MBH đạt chuẩn khi tham gia giao thông là một sự thật hiển nhiên mà chúng ta không cần phải tranh luận hay bàn cãi nữa. Trong năm 2013, người đi xe gắn máy bị tử vong do TNGT trong năm 2013 tại Campuchia chiếm tới 69%, trong số 62% ca bị chấn thương sọ não thì chỉ có 20% đội mũ bảo hiểm”.

TNT tại Campuchia hiện là một vấn đề nghiêm trọng và đang trở thành vấn đề rất đáng lo ngại cho sức khỏe cộng đồng. Lượng xe máy gia tăng nhanh chóng và điều đó khiến cho những người điều khiển loại phương tiện này trở thành đối tượng tham gia giao thông dễ tổn thương nhất ở Campuchia. Trong 9 năm qua (2005-2013), số người tử vong do TNGT tại Capuchia đã tăng lên gấp đôi, cũng trong thời gian này dân số tăng thêm 13% và số xe máy đăng ký mới đã tăng thêm 328%.

Chỉ tính riêng năm 2013, tại Campuchia cứ 10.000 xe máy đăng ký lại có 7,9 trường hợp tử vong, con số này cao hơn rất nhiều so với Lào (6,3 trường hợp) và Việt Nam (1,5 trường hợp); trong khi đó, số người tử vong vì TNGT tính trên 100.000 dân tại Campuchia là 13 người, cao hơn Việt Nam (10,2 người) nhưng lại thấp hơn Lào (13,4 người).

Châu Như Quỳnh