1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết

Đồng Tháp:

Bí thư, Chủ tịch huyện trầm mình dưới nước cứu đê

(Dân trí) - Trước sức ép của nước lũ vào tuyến đê trọng yếu Thường Thới Tiến (thuộc xã Thường Thới Tiến, huyện Hồng Ngự), sáng nay (29/9), Bí thư, Chủ tịch huyện, các thầy cô giáo cùng hàng ngàn người dân đã tham gia cứu đê, bảo vệ cho 2.600 ha lúa đang trổ bông.

Tuyến đê bao thuộc ấp Trung, xã Thường Thới Tiền có tổng chu vi 23 km đang “gồng mình” chống lại dòng lũ cuồn cuộn từ đầu nguồn đổ về. Nguy hiểm nhất là 12km đê mới được gia cố, có dấu hiệu rò rỉ, sạt chân đê.

Bí thư, Chủ tịch huyện trầm mình dưới nước cứu đê - 1

Ông Nguyễn Hồng Lâm - Bí thư huyện ủy Hồng Ngự (người ở trần )cùng tham gia đóng cừ

Ghi nhận của PV Dân trí, trên suốt tuyến đê luôn hừng hực khí thế chống lũ. Tiếng người hô hào, tiếng máy xáng cạp gầm rú,… càng làm cho không khí gia cố đê thêm khẩn trương. Ông Nguyễn Hồng Lâm - Bí thư huyện Hồng ngự và ông Nguyễn Quốc Hưng - Chủ tịch UBND huyện Hồng Ngự cũng cùng tham gia ôm đất, trầm mình dưới nước xóc cây bảo vệ đê với dân. 

Bí thư, Chủ tịch huyện trầm mình dưới nước cứu đê - 2

Một đoạn đê bên ngoài bị nước tràn vào, sạt chân đê đang được người dân khẩn trương gia cố

Ông Nguyễn Văn Mẫn - Trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Hồng Ngự - cho biết: “Trước tình hình nguy cấp, tất cả các lực lượng như bộ đội, du kích cùng người dân đã tham gia cứu đê hơn 1 tuần nay. Mỗi ngày có từ 500 - 600 người tham gia và nếu tính đến thời điểm hiện tại, chúng tôi đã sử dụng hơn 40.000 cây tràm và bạch đàn để gia cố đê. Hiện tại chúng tôi vẫn tiếp tục vận động và mua cây thêm để tiếp tục gia cố những đoạn đang xung yếu”.

Điểm “nóng” nhất là nơi tập kết cây và bao cát ở cầu Trung tâm (thuộc xã Thường Thới Tiền). Tại đây có khoảng hơn 500 người đang tham gia làm việc; trong đó đáng kể có sự góp mặt của 232 giáo viên tất cả các trường từ tiểu học đến THCS trên địa bàn huyện Hồng Ngự.

 

Bí thư, Chủ tịch huyện trầm mình dưới nước cứu đê - 3
Các thầy cô cùng tham gia vác cát

Thầy Nguyễn Thanh Danh - Trưởng Phòng Giáo dục huyện Hồng Ngự - cho biết: “Vừa nhận được thông báo của UBND tỉnh cho các trường từ tiểu học đến THCS nghỉ học từ 29/9 - 8/10/2011, chúng tôi đã kêu gọi các thầy, cô cùng tham gia với bà con cứu đê. Các thầy thì tham gia vác cát, đốn cây,... cô giáo thì nấu cơm, một số khác ở lại trực trường. Chúng tôi làm hết sức mình để bảo vệ vụ lúa thu đông đầu tiên của huyện”.

Bí thư, Chủ tịch huyện trầm mình dưới nước cứu đê - 4

Những xe chở cây tiếp tục được chuyển ra đê

Ông Nguyễn Quốc Hưng - Chủ tịch UBND huyện Hồng Ngự - nhấn mạnh: “Đây là vụ lúa trúng thứ 2 sau vụ đông xuân và cũng là vụ lúa thu đông đầu tiên của huyện. Vì thế dù khó khăn thế nào thì chúng tôi cùng với bà con cố gắng hết mình để cứu đê. Nếu như trời yên, lũ không lên nữa thì bà con sẽ có một mùa bội thu, đời sống bà con nơi đây sẽ bớt vất vã hơn!”.

Bí thư, Chủ tịch huyện trầm mình dưới nước cứu đê - 5

Lỡ chuyến đò cuối, các em quá giang phà chở cát đi về!

Được biết, tuyến đê Thường Thới Tiền này đã bắt đầu được gia cố từ ngày 10/9 và đỉnh điểm “tiếp sức” cho đê là từ hơn 10 ngày nay. Do làm kéo dài và làm luôn cả ban đêm nên các lực lượng túc trực đều mỏi mệt. Vì thế ông Hưng cũng đang đề nghị với tỉnh chi viện thêm lực lượng bội đội, công binh,… tiếp sức dân chống lũ trong mấy ngày tới.
 
Toàn cảnh người dân An Giang, Đồng Tháp dồn sức cứu đê:
 
Bí thư, Chủ tịch huyện trầm mình dưới nước cứu đê - 6

Các chiến sĩ nỗ lực gia cố một đoạn đê ở Châu Phú
Bí thư, Chủ tịch huyện trầm mình dưới nước cứu đê - 7

Bí thư, Chủ tịch huyện trầm mình dưới nước cứu đê - 8

Bí thư, Chủ tịch huyện trầm mình dưới nước cứu đê - 9

Bí thư, Chủ tịch huyện trầm mình dưới nước cứu đê - 10

Người dân và anh em du kích ở huyện An Phú cùng tiếp sức cho đê

Tại Tân Châu, công tác gia cố đê đang hết sức khẩn trương, các tuyến đê gia cố đảm bảo luôn cao hơn mặt nước lũ từ 10-20 cm.

Bí thư, Chủ tịch huyện trầm mình dưới nước cứu đê - 11

Bí thư, Chủ tịch huyện trầm mình dưới nước cứu đê - 12

Hiện ở huyện Chợ Mới 81 tiểu vùng đều bị rò rỉ đê. Tuyến Tỉnh lộ 944 nước tràn qua đường dài 1.200m.

Bí thư, Chủ tịch huyện trầm mình dưới nước cứu đê - 13

Bí thư, Chủ tịch huyện trầm mình dưới nước cứu đê - 14


Tại Đồng Tháp: Huyện Tam Nông có 20 km tuyến đê được người dân ngày đêm gia cố, ở xã Phú Đức, An Long và thị trấn Tràm Chim.

Bí thư, Chủ tịch huyện trầm mình dưới nước cứu đê - 15


Bí thư, Chủ tịch huyện trầm mình dưới nước cứu đê - 16
 

Huyện Hồng Ngự mỗi ngày có từ 500 – 600 người ngày đêm gia có tuyến đê 23 km (chu vi). Trong đó có 12 km tuyến đê mới đắp nên chân đê bị rò rĩ, sạt lỡ chân đê.

Bí thư, Chủ tịch huyện trầm mình dưới nước cứu đê - 17

Bí thư, Chủ tịch huyện trầm mình dưới nước cứu đê - 18

Bí thư, Chủ tịch huyện trầm mình dưới nước cứu đê - 19
Bí thư, Chủ tịch huyện trầm mình dưới nước cứu đê - 20

Và đã sử dụng 10.000 cây tràm và 20.000 cây bạch đàn để gia cố đê

Bí thư, Chủ tịch huyện trầm mình dưới nước cứu đê - 21

(Ảnh: Ngô Nguyễn)

Ngô Nguyễn - Huỳnh Hải