1. Dòng sự kiện:
  2. Thành phố Thủ Đức
  3. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định

Báo chí phát hiện, phản ánh và đưa tham nhũng, tiêu cực ra ánh sáng

Nguyễn Hải

(Dân trí) - Phó chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho rằng, báo chí ngày càng đóng góp tích cực trong công tác phát hiện, phản ánh và đưa ra ánh sáng những vụ việc tham nhũng, tiêu cực

Sáng 8/6, báo Đại đoàn kết tổ chức tọa đàm trực tuyến Giải báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ tư, năm 2022-2023 với chủ đề "Hành trình không ngừng nghỉ, không vùng cấm"

Phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Trưởng ban tổ chức giải nêu rõ, trong những năm qua công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được Đảng, Nhà nước ta, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo triển khai rất quyết liệt với phương châm không có vùng cấm, không có ngoại lệ.

Những kết quả bước đầu trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là hết sức quan trọng, tạo được niềm tin và sự ủng hộ tích cực của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.

Báo chí phát hiện, phản ánh và đưa tham nhũng, tiêu cực ra ánh sáng - 1

Quang cảnh buổi tọa đàm sáng 8/6, diễn ra tại báo Đại đoàn kết (Ảnh: Nguyễn Hải).

Trong đó, báo chí ngày càng khẳng định rõ vai trò và những đóng góp tích cực trong công tác tuyên truyền, phát hiện, kiên trì đeo bám, phản ánh và đưa ra ánh sáng nhiều vụ việc tham nhũng, tiêu cực, giúp cơ quan chức năng kịp thời điều tra, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Giải báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được xem như một phần thưởng, nguồn cổ vũ lớn đối với những người làm báo trong nỗ lực tấn công trực diện vào cái xấu, dũng cảm dám đối diện với cái sai và đi tới cùng sự thật.

Sau mỗi lần tổ chức, giải lại tiếp tục gặt hái được nhiều thành công, góp phần quan trọng vào kết quả đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng và Nhà nước.

Báo chí phát hiện, phản ánh và đưa tham nhũng, tiêu cực ra ánh sáng - 2

Kết thúc buổi tọa đàm, ông Lê Anh Đạt, Quyền Tổng Biên tập báo Đại đoàn kết tặng bức ảnh kỉ niệm cho bà Đỗ Thị Thu Hằng, Trưởng ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam (Ảnh: Nguyễn Hải).

Theo bà Đỗ Thị Thu Hằng, Trưởng ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam, Phó Trưởng ban tổ chức giải, cái khó nhất với báo chí phòng, chống tiêu cực là có những lằn ranh, những vấn đề mà nhà báo khi điều tra không thể mang thẻ nhà báo ra để nói rằng: "Tôi đang hành nghề hợp pháp".

Do đó, trước tiên, việc bảo vệ nhà báo tác nghiệp bắt đầu từ chính bản thân mỗi nhà báo. 

Trưởng ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam khẳng định, một nhà báo viết bài điều tra về công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng đừng nghĩ kỹ năng nghề là số một mà cái tâm, cái đức mới là số một.

Mục tiêu cuối cùng của những loạt bài điều tra là vì đất nước, người dân, xã hội phát triển bền vững.

Bà Hằng cho rằng, tầm vóc của các tác phẩm tham dự Giải báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được xây dựng bởi công sức lao động, cái tâm, cái tầm của những người làm báo Việt Nam.

Những tác phẩm dự giải và đại diện tinh túy nhất là các tác phẩm đoạt giải đã thể hiện vai trò của báo chí trong giám sát phản biện xã hội.

Bà cũng khẳng định, đây là giải báo chí toàn quốc có tầm vóc lớn, ý nghĩa xã hội sâu sắc, thể hiện rõ giá trị vai trò của báo chí trong công cuộc phòng, chống tiêu cực.

"Tôi tin rằng mùa giải này đạt nhiều kết quả hơn 3 mùa trước và tiếp tục có nhiều thành công với những điểm nổi bật", bà Hằng bày tỏ.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm