1. Dòng sự kiện:
  2. Thành phố Thủ Đức
  3. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định

Báo Châu Phi ca ngợi thành công của Việt Nam

(Dân trí) - Báo <i>Người quan sát</i> của Gambia viết: "Nếu Việt Nam có thể vượt qua hàng loạt những khó khăn để đạt được các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ thì phần còn lại của thế giới, đặc biệt là các nước phát triển, sẽ học được những bài học từ kinh nghiệm từ quốc gia này...".

Tờ Obsever (Người quan sát) của Gambia vừa có bài viết đánh giá cao những nỗ lực cũng như thành công của Việt Nam trong lĩnh vực xoá đói giảm nghèo.

 

Vào những năm đầu 1980, nền kinh tế của Việt Nam đã trải qua những giai đoạn khó khăn. Tỉ lệ lạm phát đạt tới con số cao kỷ lục, 700% mỗi năm. Cấm vận thương mại của Mỹ, cùng với sự suy giảm của Liêng bang Xô viết cũ và các quốc gia xã hội chủ nghĩa ở Đông và Trung Âu, đã đưa Việt Nam vào một giai đoạn tụt dốc hình xoắn ốc.

Trước đó khoảng hơn 30 năm, nạn đói kinh hoàng năm Ất Dậu 1945 đã cướp đi sinh mạng của khoảng 3 triệu người, chiếm 12% dân số cả nước. Trong một thời gian dài, Việt Nam - đất nước tươi đẹp, thon thả và trải dài trên bờ Thái Bình Dương ở phía Đông, phía Tây tiếp giáp với Lào và Campuchia, chịu sự thống trị của những tên đế quốc. Quốc gia được bao bọc bởi bờ biển trải dài hơn 3.000km này từng là thuộc địa của Pháp, chiếm đóng bởi người Nhật, bị đế quốc Mỹ tàn phá và bị người Trung Quốc tấn công.

 

Tuy nhiên, vào năm 2005, Việt Nam đã thay đổi hoàn toàn với hàng loạt những con số ấn tượng. Từ con số “không” vào những năm 1980, vốn đầu tư trong nước và nước ngoài đã chiếm 43% GDP. Chỉ trong vòng hơn 20 năm, Việt Nam đã nỗ lực giảm tỉ lệ nghèo đói từ 70% xuống còn dưới 20%. Tỉ lệ suy dinh dưỡng do nghèo đói, mũ chữ từ trên 90%, đã giảm xuống còn 45% vào năm 1995, 26% vào năm 2004. Trong khoảng một thập kỷ qua, nền kinh tế của Việt Nam đã phát triển ổn định với mức tăng trưởng trung bình 7%/ năm.

 

Nếu Việt Nam có thể vượt qua hàng loạt những khó khăn để đạt được các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ thì phần còn lại của thế giới, đặc biệt là các nước phát triển, sẽ học được những bài học từ kinh nghiệm từ quốc gia này.

 

Hai nhân tố cơ bản đóng góp cho sự trỗi dậy của nền kinh tế đất nước trong thời gian gần đây là sự cải cách của chính phủ và cơ chế khoán trong sản xuất mà động cơ là nỗ lực thoát nghèo.

 

Nói chung, những cải cách kinh tế của Gambia hiện nay đã hoàn toàn phản chiếu mô hình đã thành công tại Việt Nam. Chính phủ Việt Nam đã đầu tư rất lớn và cơ sở hạ tầng, trong khi cũng rất khuyến kích các nguồn đầu tư vào khu vực kinh tế tư nhân. Các sáng kiến của chính phủ luôn nhằm giúp đỡ người nghèo và biến các hoạt động kinh tế trở nên thuận tiện.

 

Thành công xuất sắc nhất của chính phủ Việt Nam là đáp ứng đầy đủ những nhu cầu của nhân dân như việc xây dựng đường xá, cung cấp nước sạch, điện, trường học, các trung tâm chăm sóc sức khỏe và viễn thông. Họ cũng sẵn sàng mở mở cửa ra thế giới bên ngoài, học tập những công nghệ mới và kỹ năng quản lý của các nước phát triển.

 

Với Gambia, Việt Nam có thể được coi là “Một người khách từ tương lai” - theo cách nói của nhà thơ Nga Anna Akhmatova. Chúng ta tin tưởng rằng, với hướng phát triển kinh tế hiện nay của Gambia, theo những kinh nghiệm của Việt Nam, chúng ta có thể đoán trước tương lai. Nhưng nhưng trước hết , người dân Gambia cũng phải thực hiện cơ chế khoán trong sản xuất và có được lòng quyết tâm thoát khỏi nghèo đói như người dân Việt Nam.

 

VTH

Theo Observer.gm

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm