Âu lo vùng đất “lạ”
(Dân trí)- Hồ thủy điện Sơn La hình thành, người dân khu vực lòng hồ phải rời bỏ nơi chôn rau cắt rốn. Đã có nhiều chính sách tích cực hỗ trợ người dân tái thiết cuộc sống, song vật chất không phải là tất cả. Nhiều tập tục, văn hóa lâu đời có thể sẽ mai một.
Thị trấn Quỳnh Nhai cũ nay đã nằm yên dưới chục mét nước. Ở Mường La, người dân các thôn bản của xã Mường Trai, Mường Bú được định cư tại nơi ở mới. Hi sinh những thửa ruộng màu mỡ vì dòng điện tương lai.
Từ chỗ bờ bãi mênh mông, vườn tược rộng rãi gắn bó cây lúa nước tạo thành thói quen canh tác lâu đời, nay bản vén lên cao, người dân dấn lên những bờ núi dốc ngược để trồng trọt thay cho bờ xôi ruộng mật ngày xưa.
Cuộc sống trở nên mong manh với cây ngô cây sắn và sự may rủi của tấm lưới khi buông xuống sông Đà.
Một số bản Hua Nà, Phiêng Sê, Bó Ban, Cang Mường, Hua Noong, Nà Hựa, Huổi Muôn, Búng Quẩng, Kìa Mòn, Bản Tra, Phiêng Nôm, Pá Ban, Hin Hon của xã Mường Trai đã ngập dưới lòng hồ thủy điện
Khi di chuyển đến nơi ở mới, rất nhiều trẻ nhỏ vẫn phải đi học nhờ ở trường khác
Em Tòng Văn Hải ở bản Phiêng Sê đang chuẩn bị lưới cho một buổi đánh bắt cá
Một phần trong số tiền nhà nước hỗ trợ xây dựng nhà đã được người dân dùng cho việc mua sắm xe máy
Một số nương rẫy nằm sát lòng hồ có nguy cơ ngập vì hồ đang tiếp tục tích nước
Quàng Thị Diêu dân bản Tà Sài vén lên (xã Chiềng Lao) đang tranh thủ trồng sắn ở nương sát mép hồ. Diêu nói: Đây là nương mượn của người khác. Họ không canh tác ở đây vì sợ ngập, nhưng em vẫn phải cố trồng sắn dù không biết có thu hoạch kịp không
Rất nhiều người ở bản Khâu Ban giờ đã không còn trồng lúa, nhưng họ vẫn nấu rượu để có thêm thu nhập
Lái đò chở khách du lịch trên lòng hồ thủy điện Sơn La là một nghề mới
Nhiều người dân khu vực lòng hồ trở thành những người đánh cá chuyên nghiệp
Và nuôi cá lồng trên lòng hồ
Việc đánh cá nhỏ lẻ ở lòng hồ cho họ một khoản thu nhập nho nhỏ
Sự hi sinh cho dòng điện tương lai quả không thể đong đếm được
Hữu Nghị