1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết

4.000 m² chất thải độc hại nằm sát sân gôn

Trong quá trình điều tra về tình trạng chôn lấp chất thải nguy hại, chúng tôi được một số tài xế xe tải cho biết trên địa bàn quận 9, TPHCM có một bãi chứa chất thải khổng lồ, nằm cạnh sân gôn VN, giáp ranh giữa phường Long Bình và Long Thạnh Mỹ.

  

4.000 m² chất thải độc hại nằm sát sân gôn - 1

Rác, chất thải được đốt cháy để lấy phế liệu (ảnh chụp chiều 18/7)

 

Đủ chất độc hại

 

Dù đã chứng kiến nhiều bãi chứa chất thải khổng lồ nhưng chúng tôi vẫn kinh ngạc khi đi vào bãi chất thải trên vào sáng 17/7. Ngay từ đầu đường đất đỏ dẫn vào khu đất đã thấy ngổn ngang đủ loại rác, chất thải. Cạnh đó là một cái hố chứa chất thải đang cháy nghi ngút.

 

Vào giữa khu đất, đập vào mắt chúng tôi là hàng đống bột da, bùn thải, vỏ chai lọ thủy tinh... Hiện nhiều bãi bột da đang bắt đầu phân hủy, bốc mùi hôi thối.

 

Dọc theo con đường có vết ô tô chạy dọc khu đất là hàng loạt bãi tro đen ngòm (rác, chất thải và hóa chất bị đốt cháy), trong đó có nhiều bãi cặn sơn cháy chưa hết, bốc mùi khét lẹt.

 

Cuối khu đất có một lán trại và trên 10 người đang bới tìm phế liệu trong những đống rác công nghiệp. Những người này cho biết họ là dân ở các tỉnh lân cận đến đây để tìm phế liệu bán kiếm sống nhiều năm nay.

 

Chiều 18/7, trở lại bãi chất thải trên, chúng tôi càng hãi hùng hơn khi chứng kiến hàng đống rác, chất thải được đốt cháy đỏ rực, khói đen bay mù trời. Một người nhặt ve chai ở đây cho biết sau khi đốt xong, trong những đống rác, chất thải này sẽ còn sót lại kim loại có thể bán lấy tiền.

 

Nhân viên ở sân golf VN cho biết chất thải ở khu đất này là do các xe tải chở vào đổ, sau khi nhặt phế liệu xong thì được đốt cháy. Tình trạng này đã diễn ra nhiều năm qua.

 

Đào hào vẫn không ngăn được xe chở rác

 

Khi biết chúng tôi cố ý chờ đợi để ghi hình ảnh những xe tải chở chất thải vào đổ, một nhân viên ở sân golf VN cho biết bãi chứa chất thải trên không có chủ nhưng có một người đàn ông (dân địa phương) làm nhiệm vụ cảnh giới. Mỗi khi thấy có người lạ vào khu vực, người đàn ông này liền thông báo cho cánh tài xế biết để không đưa xe vào đổ.

 

“Trước đây cũng có mấy anh cảnh sát phục kích nhưng do bị động nên mấy ngày họ ở đây không có xe nào vào đổ nhưng khi họ rút đi thì xe chở chất thải vào đổ ào ào. Anh em bảo vệ ở đây có ghi lại nhiều biển số xe tải chở rác vào đổ và báo với chính quyền địa phương nhưng không biết có xử lý hay không”- anh nhân viên nói.

 

Cũng theo anh nhân viên này, các xe chở rác, chất thải vào đổ ở khu đất này hầu hết là xe tải nhỏ, biển số Đồng Nai, Bình Dương, mỗi ngày khoảng 2-3 chuyến, thường vào buổi trưa nên việc phục bắt quả tang không quá khó.

 

Theo Phòng Tài nguyên-Môi trường quận 9, khu đất trên do nằm kế khu thi hành án tử hình của Công an TPHCM, địa bàn vắng vẻ nên tình trạng các xe chở rác công nghiệp từ tỉnh Đồng Nai, Bình Dương về đổ xảy ra thường xuyên. Ngoài ra, nhiều người dân mua phế liệu cũng đem vào khu vực này đốt để lấy lõi kim loại.

 

“Trong năm 2007, các lực lượng chức năng của phường Long Bình bắt được một xe tải chở rác công nghiệp vào đổ nhưng do không truy được nguồn gốc nên UBND quận 9 chỉ xử phạt hành chính tài xế”- một cán bộ Phòng Tài nguyên-Môi trường quận 9 cho biết.

 

Trước tình trạng trên, UBND quận 9 đã chỉ đạo UBND phường Long Bình tiến hành đào hào ngăn không cho xe chở rác vào đổ nhưng biện pháp này vẫn chưa ngăn chặn hiệu quả.

 

Ai chịu trách nhiệm?

 

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết khu đất trên có diện tích khoảng 4.000 m² đã được UBND TPHCM ra quyết định thu hồi để tổ chức bồi thường và giao cho Công ty GS. Hiện UBND quận 9 đang tổ chức thu hồi đất, dự kiến vào năm 2010 mới giao cho Công ty GS.

 

Chiều 20/7, trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Phước, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên-Môi trường TPHCM, cho biết từ trước đến giờ chưa nghe thông tin về bãi chứa chất thải trên. Việc để khu đất trên trở thành bãi chứa chất thải nguy hại trái phép, trách nhiệm trước tiên thuộc về chính quyền địa phương.

 

Theo Trung Thanh

 Người lao động