Thành công lớn từ ý thức tôn trọng luật sở hữu trí tuệ

Luật sở hữu trí tuệ từ lâu đã trở thành một qui định chuẩn mực cho tất cả các doanh nghiệp muốn tham gia vào sân chơi quốc tế trong bất cứ lĩnh vực hay ngành nghề nào.

Tuy nhiên, để có một cái nhìn đúng đắn về vai trò quan trọng của luật sở hữu trí tuệ cũng như lợi ích mà các doanh nghiệp được hưởng lợi từ việc tôn trọng đúng luật sở hữu trí tuệ trong đó có phần mềm vẫn còn là một nỗi trăn trở của nhiều nhà chức trách địa phương.
 
Có thể nói, ngành công nghiệp phần mềm là một trong những ngành công nghiệp có nhiều nguy cơ bị vi phạm luật sở hữu trí tuệ khá cao và gây ra nhiều hậu quả thiệt hại nghiêm trọng cho người sử dụng và nền kinh tế quốc gia. Theo kết quả nghiên cứu của Frontier Economics được công bố trong Hội nghị Toàn cầu năm nay thì hậu quả kinh tế, xã hội của phần mềm bất hợp pháp sẽ gây ra thiệt hại 1,7 nghìn tỉ USD vào năm 2015 và đẩy 2,5 triệu người có việc làm hợp pháp vào nguy cơ mất việc mỗi năm.
 
Những con số thiệt hại và tổn thất này là vô cùng lớn để chúng ta có thể thấy rằng lợi ích của việc tôn trọng luật sở hữu trí tuệ, thực hiện nghiêm túc vấn đề về bản quyền phần mềm sẽ mang lại những kết quả tốt nhất cho người sử dụng cũng như bất kỳ doanh nghiệp nào. Không ít doanh nghiệp đã chịu tổn thất nặng nề như mất dữ liệu quan trọng dẫn đến việc bị hủy hợp đồng với nhiều đối tác vv...do sử dụng bản quyền phần mềm không hợp pháp chỉ vì cái lợi trước mắt. Tuy nhiên, cũng có những doanh nghiệp đã vạch ra một định hướng phát triển đúng đắn, có tầm nhìn lâu dài và kết quả là họ đã thành công khi tôn trọng qui định về luật sở hữu trí tuệ một cách nghiêm túc.
 
Câu chuyện về một công ty tại Việt Nam sử dụng phần mềm có bản quyền và đạt được thành công lớn là Rochdale Spears Limited, một công ty của Anh Quốc có trụ sở tại Việt Nam chuyên sản xuất đồ thủ công, mỹ nghệ chất lượng cao và đồ nội thất bằng gỗ. Chủ tịch công ty, ông Geoffrey Hawkes nắm quyền điều hành Rochdale Spears vào năm 2006 và nhanh chóng thiết lập chính sách chỉ sử dụng phần mềm có bản quyền. Hàng năm công ty tiến hành kiểm toán CNTT nội bộ nhằm đảm bảo rằng tất cả 250 máy tính cá nhân của công ty đều sử dụng phần mềm có bản quyền.
 
Ông Hawkes cho biết “Là một doanh nghiệp, chúng tôi cảm thấy có trách nhiệm làm việc đúng đắn đối với các khách hàng cũng như nhân viên của chúng tôi, và đảm bảo rằng chúng tôi tiếp tục làm ra đồ nội thất hàng đầu trên thế giới mà không gặp trở ngại hay vấn đề gì”. Ông Hawkes cho biết thêm“chúng tôi đạt được những kết quả kinh doanh khả quan, nhưng chúng tôi cũng ủng hộ bất cứ luật nào tạo ra sân chơi bình đẳng.”Rochdale Spears gia nhập đội ngũ các công ty trên khắp Châu Á được hưởng lợi từ Bộ luật Cạnh tranh không lành mạnh. Theo ông Hawkes: “Đây là một bộ luật đúng đắn bảo vệ các công ty tuân thủ theo luật pháp. Nhiều năm nay, chúng tôi đã tiêu rất nhiều tiền cho phần mềm có bản quyền vì là một công ty quốc tế, chúng tôi muốn đảm bảo rằng chúng tôi tuân theo các luật pháp quốc tế trong lĩnh vực kinh doanh mà chúng tôi tham gia.”
 
Ông Jamie Harper, Tổng Giám đốc Microsoft Việt Nam cho biết: “Việc sử dụng phần mềm sao chép sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng như bị rò rỉ thông tin cá nhân, hay những thiệt hại tài chính, hoặc mất uy tín vv… Để tránh những hậu quả và thiệt hại không đáng có, người sử dụng cá nhân cũng như doanh nghiệp nên tự bảo vệ mình thông qua việc sử dụng bản quyền phần mềm hợp pháp để đạt được thành công và kết quả mong muốn”.
 
Bắt đầu việc kinh doanh tại Việt Nam từ những năm 1990 và khởi nghiệp làm đồ nội thất mức trung lưu cho đến mức cao cấp tại một nhà máy có diện tích trên 15.000m2 tại thành phố Hồ Chí Minh với 100 nhân viên. Tại thời điểm đó, nhà máy chủ yếu cung cấp đồ trang trí nội thất và thiết kế cho thị trường Châu Âu. Không dừng ở đó, công ty còn nhắm đến thị trường Hoa Kỳ, và Hiệp định Thương mại Song phương Việt Nam – Hoa Kỳ thúc đẩy Rochdale Spears đầu tư 4,5 triệu USD vào một nhà máy mới tại tỉnh Bình Dương và việc xây dựng nhà máy được hoàn thành vào giữa năm 2003. Hiện tại, Rochdale Spears Limited có ba nhà máy tại Việt Nam với hơn 2.000 nhân viên, và xuất 150 container hàng hóa được hoàn thành mỗi tháng cho các khách hàng nước ngoài.
 
Có thể thấy những kết quả tích cực khi người sử dụng và doanh nghiệp đạt được từ việc thực hiện nghiêm túc luật sở hữu trí tuệ. Tập đoàn IDC ước tính rằng nếu tỉ lệ vi phạm bản quyền phần mềm máy tính giảm 10% trong bốn năm tới thì sẽ tạo ra 142 tỉ USD cho các hoạt động kinh tế mới, tạo thêm gần 500.000 việc làm công nghệ cao, và thu được gần 32 tỉ USD doanh thu thuế. Lực lượng lao động trong ngành IT theo ước tính vào năm 2013 sẽ tăng thêm 5,5 triệu việc làm mới, có kỹ năng và được trả lương cao. Theo nghiên cứu tiến hành tại 42 quốc gia, các công ty CNTT và nhân viên trả gần 1,2 nghìn tỉ USD tiền thuế vào năm ngoái.