Hitachi dự đoán 10 xu hướng lưu trữ trong năm 2011

(Dân trí) - Ông Hu Yoshida, Giám đốc công nghệ của Hitachi Data Systems, đã đưa ra dự đoán về 10 xu hướng lưu trữ của năm 2011 trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang phục hồi mà ở đó công nghệ sẽ liên quan chặt chẽ tới các mục tiêu kinh doanh.

Hitachi dự đoán 10 xu hướng lưu trữ trong năm 2011 - 1

Ông Hu Yoshida chia sẻ những dự đoán về công nghệ lưu trữ trong năm 2011.
 
Những dự đoán về lưu trữ của ông Hu Yoshida cho năm 2011

 

1. Ảo hóa lưu trữ và Dự liệu động (Dynamic Provisioning) sẽ được chấp nhận nhanh chóng khi nó trở thành nền tảng cho điện toán đám mây và các trung tâm dữ liệu linh hoạt, có tính sẵn sàng cao. Ảo hóa lưu trữ, mà cụ thể là ảo hóa các hệ thống lưu trữ ngoại vi, sẽ mang lại khả năng chuyển đổi thông suốt từ hệ thống lưu trữ này sang hệ thống lưu trữ khác, giúp loại bỏ thời gian ngừng hệ thống gây tốn kém để làm mới các hệ thống lưu trữ. Trong khi đó, tính năng Dự liệu động cho phép kho lưu trữ được chuẩn bị sẵn sàng trong vòng vài phút, giúp đơn giản hóa việc điều chỉnh hiệu năng bằng cách phân chia vùng (wide stripping) tự động và cấp phát dung lượng theo yêu cầu cho hạ tầng lưu trữ linh hoạt.

 

2. Xu thế tích hợp chặt chẽ ảo hóa lưu trữ và máy chủ để tăng cường việc triển khai ảo hóa trung tâm dữ liệu. Ảo hóa máy chủ đã thành công trong khâu giảm thiểu chi phí bằng cách hợp nhất các máy chủ in ấn, tệp tin, kiểm thử và phát triển lại với nhau, và hiện đã sẵn sàng để hỗ trợ các máy chủ ứng dụng lớp 1. Sắp tới, để hỗ trợ cho các ứng dụng lớp 1, ảo hóa máy chủ sẽ cần tích hợp với các hệ thống ảo hóa lưu trữ trong doanh nghiệp, giúp giảm tải và xóa bỏ một vài sự cố nghẽn "cổ chai" ở cổng I/O phần mềm như các giao diện SCSI chiếm dụng, và có thể mở rộng để đáp ứng nhu cầu về QoS (chất lượng dịch vụ) cũng như khả năng sẵn sàng cao của các ứng dụng lớp 1 trong doanh nghiệp.

 

3. Phân chia lớp ảo (virtual tiering) sẽ được áp dụng cho việc quản lý vòng đời dữ liệu. Hiện nay, việc phân chia lớp ảo đã có khả năng gán lượng dữ liệu vào một vùng lưu trữ phức hợp bao gồm hiệu suất, chi phí, lớp lưu trữ, và có đủ thông minh để chuyển các phần nhỏ của dữ liệu lưu trữ đó tới các lớp (tier) khác nhau dựa trên lượng truy xuất.  Người dùng không cần phải phân loại dữ liệu lưu trữ và gán chúng vào lớp lưu trữ nào đó, hay cũng không phải di chuyển dữ liệu đó lên hay xuống các lớp lưu trũ dựa trên hoạt động của chúng. Khả năng Phân chia lớp ảo, hoặc Chia lớp động (Dynamic Tiering), sẽ thực hiện công đoạn này một cách tự động mà không cần phải phân loại dữ liệu lưu trữ hay di chuyển dữ liệu đó từ lớp này tới lớp khác.

 

4. Đã đến lúc ứng dụng ổ cứng thể rắn (SSD) để đạt hiệu suất cao hơn và giảm chi phí trong cấu hình lớp ảo. Do có tới hơn 80% các ổ lưu trữ không hoạt động thường xuyên nên chỉ cần một lượng nhỏ các ổ SSD trong Lớp 1 (Tier 1) để phục vụ cho vùng dữ liệu thường xuyên hoạt động, trong khi phần còn lại có thể nằm trên các ổ SAS hay SATA giá thấp hơn. Một khối hệ thống đa lớp chứa một lượng nhỏ các ổ SSD gắn cùng với một lượng lớn các ổ SAS và SATA giá thấp có thể tiết kiệm được khá nhiều chi phí và có hiệu suất truy xuất vào ra (IOPs) lớn hơn (từ 4-5 lần) so với lựa chọn chỉ sử dụng ổ SAS trên cùng một mức dung lượng.

 

5. Ổ đĩa sử dụng giao thức SAS (Serial Attached SCSI) sẽ được đưa vào sử dụng để tăng tính sẵn sàng và hiệu suất trong các hệ thống lưu trữ doanh nghiệp. Không giống các vòng Kênh sợi quang (Fibre Channel - FC) được sử dụng để hỗ trợ các ổ FC trong các hệ thống lưu trữ cũ hơn, SAS là một giao thức kết nối điểm-điểm. Các vòng FC yêu cầu mỗi ổ trên vòng phải phân rã mỗi khi cần cập vào vòng đó, và điều này thường gây xung đột. Nếu một ổ có tốc độ nhanh hơn – như ổ SSD chẳng hạn – được nối vào vòng đó, nó có thể làm “ngập lụt” vòng đó và các ổ khác sẽ không thể được truy cập được. Trong khi đó, do ổ đĩa SAS do có tốc độ lớn hơn - 6Gbps (ổ FC chỉ là 4Gbps) nên chúng sẽ có lợi thế về hiệu suất với tốc độ và khả năng truy xuất điểm-điểm nhanh hơn. Vì SAS có thể truy xuất điểm-điểm nên sẽ dễ dàng hơn cho việc xác định ổ bị lỗi, trái với các vòng FC đòi hỏi phải truy vấn trên mỗi đĩa của vòng lặp cho tới khi tìm được ổ bị lỗi. SAS cũng tương thích với chuẩn SATA.
 
Sự khác nhau duy nhất trên các cổng là SAS có cổng đôi trong khi SATA chỉ có cổng đơn. Trong các hệ thống lưu trữ của Hitachi, các phần mở rộng cho SAS được sử dụng làm thiết bị chuyển mạch cho kết nối điểm - điểm. Còn IBM sử dụng ổ SAS cho hệ thống DS 8800 của hãng này, nơi các ổ SAS được kết nối thông qua FC tới phần kiểm soát truy cập. Các nhà cung cấp ổ đĩa khác cũng đang nhanh chóng chuyển sang ổ SAS để giảm chi phí, tăng hiệu suất và độ tin cậy cho hệ thống.

 

6. Ổ cỡ nhỏ (SFF) sẽ trở nên phổ biến nhờ tiết kiệm điện năng và khả năng làm mát tốt hơn. SFF là các loại ổ cứng 2,5- inch chỉ tiêu tốn khoảng 6-8w, ít hơn nhiều so với mức tiêu thụ 12-15w của loại ổ cứng 3,5-inch. SFF có khả năng giảm đáng kể điện năng tiêu thụ, nhu cầu làm mát và diện tích bề mặt. Nhiều nhà sản xuất đã cung cấp trọn gói 24 ổ SFF trong một ngăn cao 2U (U là đơn vị tính chiều cao ngăn xếp – thường cao khoảng 1,75-inch) và rộng 33,5-inch.
 
Hitachi đã thay đổi cách sắp xếp của mình đối với hệ thống lưu trữ theo dạng module - AMS (Adaptable Modular Storage) và Nền tảng lưu trữ ảo (Virtual Storage Platform - VSP) để tăng mật độ ổ lưu trữ. Thay vì có một ngăn với tất cả các ổ được gắn ở phía trước, AMS có mật độ 48 ổ trong một ngăn cao 3U và rộng 24-inch. Ngăn này sẽ phục vụ được 48 ổ hoạt động cùng lúc. Trong khi đó, VSP sẽ có một module đĩa với 80 ổ đĩa loại 3,5-inch, hoặc 128 ổ đĩa loại 2,5-inch trên một ngăn cao 13U và rộng 24 inch. Các ổ đĩa được gắn từ phía sau hoặc phía trước tùy ý.

 

7. Đám mây sẽ được chấp nhận như một mô hình hạ tầng thích hợp. Mặc dù vẫn còn vài thổi phồng liên quan đến khái niệm “đám mây”, nhưng nhìn chung đã có những luận điểm chắc chắn để khẳng định cho xu hướng này. Những thành công bước đầu của đám mây sẽ giúp cho chúng được chấp nhận rộng rãi hơn. Ngoài ra, cũng có thêm những công cụ quản lý và các lớp kết hợp khác để mang lại sự thông suốt cho các điểm đầu cuối nhằm đảm bảo cho các mục tiêu cấp dịch vụ và hoàn vốn trong doanh nghiệp.

 

8. Hội tụ trong trung tâm dữ liệu sẽ bắt đầu xuất hiện. Việc hội tụ máy chủ, lưu trữ và hệ thống mạng sẽ giúp đơn giản hóa và tăng tốc quá trình triển khai ứng dụng. Sử dụng máy chủ, thiết bị theo dõi máy ảo (hypervisor), thiết bị lưu trữ và ảo hóa hệ thống mạng sẽ là chìa khóa cung cấp một nền tảng mở nhằm đảm bảo bảo toàn vốn đầu tư và lựa chọn của khách hàng.

 

9. Tăng tính thông suốt ứng dụng trong ảo hóa lưu trữ hoặc hạ tầng mạng đám mây cho các ứng dụng. Nếu không có sự thông suốt này, người dùng ứng dụng sẽ không biết các mục tiêu cấp độ dịch vụ (SLO) có đạt được hay không, hay không biết làm thế nào để xác định phần phí dịch vụ cũng như kế hoạch sử dụng và tình trạng sử dụng của hạ tầng lưu trữ đang vận hành. Phần mềm quản lý cần cung cấp một đơn vị vận hành hoặc bảng điều khiển ứng dụng để xác định SLO và luôn theo sát các thay đổi về cấu hình. Bảng điều khiển cần hiển thị trạng thái của SLO, việc phân bổ ổ đĩa thực tế, loại RAID, cổng lưu trữ, trạng thái các nhóm ổ lưu trữ, các đường liên kết chủ (host links) và việc sử dụng dung lượng được cấp phát trên khung thời gian có thể lựa chọn được.

 

10. Sẽ có các dịch vụ quản lý từ xa để giảm tải việc theo dõi, cảnh báo, báo cáo ở cấp độ thấp hơn và các tác vụ quản lý vốn hạn chế khả năng hoạt động CNTT khi chuyển sang sử dụng công nghệ mới. Trong 10 năm qua, nhu cầu đối với CNTT thường là làm nhiều hơn với nguồn nhân lực CNTT ít hơn. Chính vì vậy, các nhân viên CNTT thường phải căng mình ra chỉ để duy trì hệ thống. Để thực hiện chuyển đổi trung tâm dữ liệu, các nhân viên CNTT phải thu xếp thời gian để đào tạo, lên kế hoạch và triển khai thực tế. Một nhóm chuyên gia CNTT điều hành một Trung tâm Khai thác Dịch vụ đang sử dụng các công cụ quản lý từ xa có thể tận dụng các kỹ năng của họ trên các cài đặt mới với chi phí hợp lý và mang lại hoàn vốn đầu tư tài sản nhanh hơn và cao hơn.

 
PV