Huế:

Xem những tinh hoa “Ký ức thế giới” riêng của Việt Nam

(Dân trí) - Ngày 21/11, Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế đã tổ chức Triển lãm tài liệu lưu trữ “Châu bản triều Nguyễn - Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực Châu Á Thái Bình Dương của UNESCO” tại Trường Lang, Tử Cấm Thành (Đại Nội Huế).

TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế cho biết, Châu bản triều Nguyễn là tập hợp các văn bản hành chính của triều Nguyễn (từ 1802 đến 1945 là thời kỳ vua Nguyễn đóng đô tại Huế), bao gồm các tập tấu, sớ, phụng thượng dụ, chiếu chỉ… được đích thân vua ngự lãm hoặc ngự phê bằng màu mực son, truyền đạt ý chỉ hoặc giải quyết các vấn đề về chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế, văn hóa, xã hội… Hiện nay, Châu bản triều Nguyễn đang được lưu giữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I.

Đầu năm 2014, Việt Nam đã trình hồ sơ lên UNESCO đề cử Châu bản triều Nguyễn đề cử Châu bản triều Nguyễn trở thành di sản tư liệu thế giới. Ngày 14/5/2014, tại Hội nghị toàn thể lần thứ 6 Chương trình Ký ức Thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Châu bản triều Nguyễn đã được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thuộc chương trình Ký ức Thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Xem những tinh hoa “Ký ức thế giới” riêng của Việt Nam

Triển lãm “Châu bản triều Nguyễn - Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực Châu Á Thái Bình Dương của UNESCO”

Trong bài phát biểu nhân lễ đón nhận bằng di sản, bà Katherine Muller Marin, Trưởng Đại diện Văn phòng UNESCO tại Hà Nội đã nhấn mạnh: “Những tư liệu này có ý nghĩa quan trọng đối với bất kỳ ai đã đọc châu bản vì chúng đưa bạn ngược dòng lịch sử thông qua những chuyện kể về 150 năm phát triển chính trị, kinh tế - xã hội và văn hóa của Việt Nam.

Mặc dù được viết từ nhiều thế hệ trước, những tư liệu này phản ánh cam kết lâu dài của dân tộc và phát triển giáo dục, văn hóa và khoa học, những cam kết, ngày nay, vẫn rất mạnh mẽ.

Châu bản thể hiện quyết tâm quốc gia hướng tới phát triển giáo dục và khoa học, giao lưu quốc tế, và phát triển văn hóa mà ngày nay chúng ta thấy được. Chúng cho thấy dân tộc này vĩ đại đến nhường nào khi nói về giáo dục…"

Ngự phê của nhà vua triều Nguyễn

Ngự phê của nhà vua triều Nguyễn

Đây cũng là lần thứ 2, Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế phối hợp với Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I tổ chức triển lãm về Châu bản triều Nguyễn. Lần thứ nhất là vào năm 2013 với chủ đề Bút phê của các Hoàng đế trên châu bản triều Nguyễn. Lần này, với mục đích đem lại một cái nhìn tổng quan về Châu bản triều Nguyễn, triển lãm giới thiệu 92 pano với 9 nội dung bao gồm:

Ngự phê - Tính độc đáo của Châu bản triều Nguyễn; Ấn chương – Tính xác thực của Châu bản; Châu bản - Đa dạng về chữ viết; Châu bản - Dấu ấn ngoại giao của triều Nguyễn; Châu bản - Dấu ấn ngoại thương của triều Nguyễn; Châu bản - Vai trò của giáo dục và khoa cử triều Nguyễn; Châu bản - Nguồn sử liệu gốc biên soạn chính sử triều Nguyễn; Châu bản -Bằng chứng lịch sử và pháp lý khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam; Bảo tồn và phát huy giá trị Châu bản triều Nguyễn.

Đông đảo giới chuyên môn về triều Nguyễn tại Huế đã đến tham dự triển lãm

Đông đảo giới chuyên môn về triều Nguyễn tại Huế đã đến tham dự triển lãm

Ông Hà Văn Huề, Giám đốc Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I cho biết điều đặc biệt trong triển lãm lần này, ban tổ chức đã giới thiệu 16 văn bản có nội dung về việc thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa. Đây là những bằng chứng giá trị, là cơ sở pháp lý góp phần khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam.

“Châu bản triều Nguyễn là khối tài liệu phong phú về nội dung, đặc sắc về hình thức. Nó rất quý hiếm, nội dung phản ánh tương đối đầy đủ, toàn diện về các hoạt động chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội dưới triều Nguyễn. Đây là niềm tự hào không chỉ riêng ngành Lưu trữ mà là niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam” – ông Huề khẳng định giá trị quý báu của Châu bản triều Nguyễn nguồn gốc từ Huế.

Triển lãm diễn ra nhân ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11 tại Trường Lang, Tử Cấm Thành (Đại Nội Huế). Ngoài phần thuyết minh chung, mỗi phiên bản đều kèm theo chú thích về nội dung và thời gian để công chúng dễ tiếp cận.

Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I (trực thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước) là một trong những nơi lưu trữ quốc gia có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời nhất ở nước ta. Theo quy định của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I có nhiệm vụ bảo quản khối tài liệu lưu trữ của quốc gia có mốc thời gian hình thành từ năm 1945 trở về trước: trong đó có Châu bản triều Nguyễn.






Dưới đây là những hình ảnh cận cảnh về châu bản triều Nguyễn quý giá, phản ánh một giai đoạn lịch sử tinh hoa của đất nước:

Đông đảo giới chuyên môn về triều Nguyễn tại Huế đã đến tham dự triển lãm

Trên: Bút phê của Hoàng đế Minh Mạng trên bản tấu xin kê khai danh sách quan quân phái đi hộ giá, năm Minh Mạng thứ 6 (1825) và Dưới: Bút phê của Hoàng đế Minh Mạng trên bản báo giá gạo và tình hình thời tiết năm Minh Mạng thứ 7 (1826)
Đông đảo giới chuyên môn về triều Nguyễn tại Huế đã đến tham dự triển lãm

Bút phê của Hoàng đế Thiệu Trị trên bản phụng phiến lực về việc đem dầu rượu tiến Nội năm Thiệu Trị thứ 2 (1842)
Đông đảo giới chuyên môn về triều Nguyễn tại Huế đã đến tham dự triển lãm

Bút phê của Hoàng đế Tự Đức trên bản phúc trình về việc học tập của các Hoàng thân công, Hoàng thân năm Tự Đức thứ 14 (1861).
Đông đảo giới chuyên môn về triều Nguyễn tại Huế đã đến tham dự triển lãm

Bút phê của Hoàng đế Duy Tân trên bản tấu về việc xin nghỉ về Kinh mừng thọ mẹ năm vua Duy Tân thứ 3 (1909)
Đông đảo giới chuyên môn về triều Nguyễn tại Huế đã đến tham dự triển lãm

Ấn chương - Bản túc trình của Nha Hộ thành khám nghiệm tử thi bị giết chết năm Bảo Đại thứ 5 (1930)
Đông đảo giới chuyên môn về triều Nguyễn tại Huế đã đến tham dự triển lãm

Tờ bẩm của Tri huyện Vĩnh Định Hồ Văn Quang về việc đo khám ruộng đất năm Minh Mạng thứ 19 (1838)
Đông đảo giới chuyên môn về triều Nguyễn tại Huế đã đến tham dự triển lãm

Trong giai đoạn đầu triều (từ nửa đầu thế kỷ XIX) dưới quyền trị vì của các vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Châu bản được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm; giai đoạn cuối triều Nguyễn (cuối thế kỷ XIX), Châu bản viết chủ yếu bằng tiếng Pháp hoặc chữ quốc ngữ.
Đông đảo giới chuyên môn về triều Nguyễn tại Huế đã đến tham dự triển lãm

Quốc thư của Quốc vương Việt Nam cảm tạ Quốc vương Xiêm La đã tặng lễ vật năm Gia Long thứ 15 (1816)
Đông đảo giới chuyên môn về triều Nguyễn tại Huế đã đến tham dự triển lãm

Bản tấu của Thủ ngự cửa biển Đà Nẵng Nguyễn Văn Ngữ về việc thuyền Pháp đến cửa biển Đà Nẵng chọn mua đường cát năm Minh Mạng thứ 10 (1829). Trong thời vua Minh Mạng, vua đã sai người đi công cán ở Hạ Châu (Singapore) và Giang Lưu Ba (Indonesia).
Đông đảo giới chuyên môn về triều Nguyễn tại Huế đã đến tham dự triển lãm

Bản tấu của Nguyễn Hoàng Đức, Lê Tông Chất ở Bắc Thành xin chọn 3 cựu Hương cống khoa Đinh Mão bổ làm Tri huyện năm Gia Long thứ 10 (1811)
Đông đảo giới chuyên môn về triều Nguyễn tại Huế đã đến tham dự triển lãm

Bản tấu của Thủ ngự cửa biển Đà Nẵng Nguyễn Văn Ngữ về tình hình cứu nạn thuyền buôn Pháp bị mắc cạn ở Hoàng Sa năm Minh Mạng thứ 11 (1830)   
Đông đảo giới chuyên môn về triều Nguyễn tại Huế đã đến tham dự triển lãm

Bản tấu của Bộ Hộ về việc xin quyết toán tiền thuê dân phu đi Hoàng Sa thực hiện công vụ năm Minh Mạng thứ 18 (1837)

Đông đảo giới chuyên môn về triều Nguyễn tại Huế đã đến tham dự triển lãm
Bản tấu của Bố chánh tỉnh Quảng Ngãi Đặng Đức Thiệm xin miễn trừ các hạng thuế thuyền cho những thuyền dùng ra Hoàng Sa khảo sát năm Minh Mạng thứ 19 (1838)
Đông đảo giới chuyên môn về triều Nguyễn tại Huế đã đến tham dự triển lãm

Tờ lệnh ở đảo Lý Sơn: Đây là tờ lệnh có niên đại vào năm Minh Mạng thứ 15 (1814) do triều Nguyễn cấp cho một nhóm người ở Lý Sơn tuyển chọn người giỏi nghề bơi lặn và nghề đi biển để đưa ra đảo Hoàng Sa. Tờ lệnh này được gia tộc họ Đặng gìn giữ suốt 174 năm qua và đến tháng 3/2010 thì đại diện gia tộc họ Đặng là ông Đặng Lên đã bàn giao tờ lệnh cho đại diện của chính quyền tỉnh Quảng Ngãi. Sau đó đã bàn giao cho Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.

Đại Dương