Vẻ đẹp của những “anh hùng xạ điêu” uy dũng trên thảo nguyên

(Dân trí) - Trên thảo nguyên Mông Cổ, hiện chỉ còn khoảng 60 “anh hùng xạ điêu”. Khi thế hệ này mất đi, những “anh hùng xạ điêu” tung vó ngựa trên thảo nguyên sẽ chỉ còn là hình ảnh vọng lại từ quá khứ.

Nhiếp ảnh gia người Úc - Palani Mohan - đã dành ra vài năm sống trong vùng núi Mông Cổ, để ghi lại bằng ống kính nhiếp ảnh cuộc sống của những “anh hùng xạ điêu” hiếm hoi còn duy trì một truyền thống xa xưa - huấn luyện đại bàng đi săn.

Ước tính hiện tại chỉ còn khoảng 60 người Mông Cổ thành thạo nghệ thuật huấn luyện này, người ta lo sợ rằng chỉ trong khoảng 20 năm nữa, nghệ thuật huấn luyện đại bàng đi săn của người Mông Cổ sẽ biến mất. Nhiếp ảnh gia Palani đã thực hiện bộ ảnh đen trắng ghi lại cuộc sống của những người huấn luyện đại bàng trên thảo nguyên Mông Cổ trong suốt 4 năm.

Cuốn sách ảnh “Đi săn với đại bàng” của Palani đưa lại cho người xem một góc nhìn để trải nghiệm một nét văn hóa xa xưa của người dân Mông Cổ, nay đã bị mai một. Nhiệm vụ huấn luyện đại bàng thường được giao cho nam giới. Đại bàng con 4 tháng tuổi sẽ được đưa ra khỏi tổ và bắt đầu được người huấn luyện tự tay chăm sóc, để gây dựng một tình bạn tin cậy.

Khi mối quan hệ gắn bó giữa người thợ săn và đại bàng con ngày càng trở nên khăng khít, người thợ săn sẽ đưa đại bàng lên núi vào những tháng đông để thực hiện những chuyến đi săn đầu tiên, kéo dài tới vài ngày.

Mối quan hệ gắn bó này thường kéo dài trong khoảng 6-8 năm, sau đó, người thợ săn sẽ thả đại bàng trở lại tự nhiên, để đại bàng tiếp tục làm nhiệm vụ sản sinh nòi giống. Một thợ săn Mông Cổ đã nói với nhiếp ảnh gia Palani rằng: “Tôi yêu những con đại bàng như yêu chính đứa con của mình, tình cảm đó vẫn tồn tại ngay cả khi tôi đã thả chúng trở về tự nhiên”.

Để tránh mùa đông khắc nghiệt ở vùng núi Altai, nơi nhiệt độ có thể xuống tới -40oC, nhiều thanh niên bản địa đã lên thành phố sinh sống, giờ đây chỉ còn khoảng 50-60 người nắm giữ nghệ thuật huấn luyện đại bàng, khi thế hệ này mất đi, một nét truyền thống của người Mông Cổ sẽ dần lùi vào dĩ vãng.

Sách ảnh “Đi săn với đại bàng” của nhiếp ảnh gia người Úc Palani Mohan ghi lại cuộc sống của những con người cuối cùng còn nắm giữ được nghệ thuật huấn luyện đại bàng của người Mông Cổ.
Sách ảnh “Đi săn với đại bàng” của nhiếp ảnh gia người Úc Palani Mohan ghi lại cuộc sống của những con người cuối cùng còn nắm giữ được nghệ thuật huấn luyện đại bàng của người Mông Cổ.
Truyền thống huấn luyện đại bàng hiện đã bị mai một, rất ít người trẻ còn chịu tìm hiểu về nét truyền thống này. Chỉ còn khoảng 60 người Mông Cổ nắm giữ được nghệ thuật huấn luyện đại bàng.
Truyền thống huấn luyện đại bàng hiện đã bị mai một, rất ít người trẻ còn chịu tìm hiểu về nét truyền thống này. Chỉ còn khoảng 60 người Mông Cổ nắm giữ được nghệ thuật huấn luyện đại bàng.
Một con đại bàng vàng đã được huấn luyện, thuần dưỡng.
Một con đại bàng vàng đã được huấn luyện, thuần dưỡng.
Trong những chuyến đi săn trên núi cao, con người và đại bàng có thể ở bên nhau tới vài ngày, những chuyến đi như vậy càng làm mối quan hệ gắn bó thêm khăng khít.
Trong những chuyến đi săn trên núi cao, con người và đại bàng có thể ở bên nhau tới vài ngày, những chuyến đi như vậy càng làm mối quan hệ gắn bó thêm khăng khít.
Những chuyến đi săn thường được tiến hành vào mùa đông.
Những chuyến đi săn thường được tiến hành vào mùa đông.
Trong khi tất cả thành viên trong gia đình người thợ săn đều có thể chăm sóc và điều khiển đại bàng nhưng chỉ có người đã đưa nó ra khỏi tổ và huấn luyện nó mới có thể đưa đại bàng đi săn.
Trong khi tất cả thành viên trong gia đình người thợ săn đều có thể chăm sóc và điều khiển đại bàng nhưng chỉ có người đã đưa nó ra khỏi tổ và huấn luyện nó mới có thể đưa đại bàng đi săn.
Sau 6-8 năm đi săn cùng con người, đại bàng sẽ được thả trở lại tự nhiên để tìm bạn tình và tiếp tục sản sinh nòi giống.
Sau 6-8 năm đi săn cùng con người, đại bàng sẽ được thả trở lại tự nhiên để tìm bạn tình và tiếp tục sản sinh nòi giống.
Giờ đây, người trẻ ở Mông Cổ đều có xu hướng lên thành phố sinh sống. Rất ít người chịu ở lại vùng núi, chưa nói tới việc học hỏi nghệ thuật huấn luyện đại bàng.
Giờ đây, người trẻ ở Mông Cổ đều có xu hướng lên thành phố sinh sống. Rất ít người chịu ở lại vùng núi, chưa nói tới việc học hỏi nghệ thuật huấn luyện đại bàng.
Đại bàng vàng đối với người Mông Cổ là một loài chim đặc biệt bởi chúng thông minh, trung thành, giàu tình cảm. Sau một thời gian gắn bó, khi đã tới lúc phải thả đại bàng trở lại thiên nhiên, người huấn luyện cảm thấy không khác gì phải xa rời một người con của mình.
Đại bàng vàng đối với người Mông Cổ là một loài chim đặc biệt bởi chúng thông minh, trung thành, giàu tình cảm. Sau một thời gian gắn bó, khi đã tới lúc phải thả đại bàng trở lại thiên nhiên, người huấn luyện cảm thấy không khác gì phải xa rời một người con của mình.
Sức mạnh của đại bàng vàng được xem là đứng đầu trong các loài chim. Một người thợ săn nam giới, cao lớn, nặng hơn 80kg, vẫn sẽ có đôi chút loạng choạng, mất thăng bằng khi con chim đại bàng đậu trên vai anh ta đập cánh.
Sức mạnh của đại bàng vàng được xem là đứng đầu trong các loài chim. Một người thợ săn nam giới, cao lớn, nặng hơn 80kg, vẫn sẽ có đôi chút loạng choạng, mất thăng bằng khi con chim đại bàng đậu trên vai anh ta đập cánh.
Nghệ thuật săn đại bàng đã tồn tại từ rất lâu đời và được cho là có từ cách đây hơn 1000 năm, kể từ khi người Mông Cổ vào sống trong vùng núi Altai và bắt đầu những chuyến đi săn trên lưng ngựa, dần dần họ tìm thêm cho mình một người bạn đồng hành, đó là những chú đại bàng.
Nghệ thuật săn đại bàng đã tồn tại từ rất lâu đời và được cho là có từ cách đây hơn 1000 năm, kể từ khi người Mông Cổ vào sống trong vùng núi Altai và bắt đầu những chuyến đi săn trên lưng ngựa, dần dần họ tìm thêm cho mình một người bạn đồng hành, đó là những chú đại bàng.
Thuần dưỡng đại bàng để có thể điều khiển bản năng hoang dã của nó là điều nhiều người Mông Cổ có thể làm được, họ vẫn trình diễn cho khách du lịch xem, nhưng để có thể thực sự huấn luyện một đại bàng đi săn cho con người, là điều rất khó.
Thuần dưỡng đại bàng để có thể điều khiển bản năng hoang dã của nó là điều nhiều người Mông Cổ có thể làm được, họ vẫn trình diễn cho khách du lịch xem, nhưng để có thể thực sự huấn luyện một đại bàng đi săn cho con người, là điều rất khó.
Đại bàng đậu trên vai người thợ săn để cùng lên núi. Khi một con đại bàng trưởng thành đập cánh, thì ngay cả một người đàn ông Mông Cổ cao lớn cũng sẽ bị mất thăng bằng.
Đại bàng đậu trên vai người thợ săn để cùng lên núi. Khi một con đại bàng trưởng thành đập cánh, thì ngay cả một người đàn ông Mông Cổ cao lớn cũng sẽ bị mất thăng bằng.
Sự phối hợp giữa người thợ săn và đại bàng diễn ra theo cách sau: Khi người thợ săn nhìn thấy con mồi, anh ta sẽ phóng ngựa đuổi theo, dồn con mồi ra khoảng đất trống và thả đại bàng ra.
Sự phối hợp giữa người thợ săn và đại bàng diễn ra theo cách sau: Khi người thợ săn nhìn thấy con mồi, anh ta sẽ phóng ngựa đuổi theo, dồn con mồi ra khoảng đất trống và thả đại bàng ra.
Thợ săn thường mặc áo lông thú trong những chuyến đi săn mùa đông.
Thợ săn thường mặc áo lông thú trong những chuyến đi săn mùa đông.
Trong những chuyến lên núi đầu tiên để học cách săn mồi, đại bàng con cần phải được thợ săn cho ăn như một cách để tạo dựng sự tin cậy giữa hai bên.
Trong những chuyến lên núi đầu tiên để học cách săn mồi, đại bàng con cần phải được thợ săn cho ăn như một cách để tạo dựng sự tin cậy giữa hai bên.
Tất cả các thợ săn huấn luyện đại bàng đều có tình cảm gắn bó sâu nặng với con vật nuôi thông minh, uy dũng và trung thành của mình.
Tất cả các thợ săn huấn luyện đại bàng đều có tình cảm gắn bó sâu nặng với con vật nuôi thông minh, uy dũng và trung thành của mình.
Festival đại bàng vàng diễn ra ở Mông Cổ vào tháng 10 hàng năm, thu hút rất đông du khách.
Festival đại bàng vàng diễn ra ở Mông Cổ vào tháng 10 hàng năm, thu hút rất đông du khách.
Để tìm đại bàng con, thợ săn thường phải leo lên những vách núi đá cheo leo.
Để tìm đại bàng con, thợ săn thường phải leo lên những vách núi đá cheo leo.
Đại bàng vàng được cả gia đình người thợ săn chăm sóc và có tình cảm gắn bó với tất cả mọi người trong nhà, nhưng nó chỉ tuân lệnh người huấn luyện nó.
Đại bàng vàng được cả gia đình người thợ săn chăm sóc và có tình cảm gắn bó với tất cả mọi người trong nhà, nhưng nó chỉ tuân lệnh người huấn luyện nó.
Đại bàng lên núi.
Đại bàng lên núi.
Người thợ săn sẽ nhớ về từng con đại bàng mình từng huấn luyện. Ngay cả khi đã thả nó trở về tự nhiên, anh ta vẫn sẽ nhớ về nó.
Người thợ săn sẽ nhớ về từng con đại bàng mình từng huấn luyện. Ngay cả khi đã thả nó trở về tự nhiên, anh ta vẫn sẽ nhớ về nó.
Trong chuyến đi săn, đại bàng bình tĩnh chờ đợi, người thợ săn im lặng quan sát, khi giây phút quyết định đã đến, đại bàng cất cánh và lao đi như tên bắn.
Trong chuyến đi săn, đại bàng bình tĩnh chờ đợi, người thợ săn im lặng quan sát, khi giây phút quyết định đã đến, đại bàng cất cánh và lao đi như tên bắn.
Cuộc sống của những người thợ săn huấn luyện đại bàng đã truyền cảm hứng lớn cho nhiếp ảnh gia Palani Mohan thực hiện nên cuốn sách ảnh đen trắng đầy kịch tính này.
Cuộc sống của những người thợ săn huấn luyện đại bàng đã truyền cảm hứng lớn cho nhiếp ảnh gia Palani Mohan thực hiện nên cuốn sách ảnh đen trắng đầy kịch tính này.

Nhạc phim truyền hình “Anh hùng xạ điêu” (2003)

Bích Ngọc
Theo Daily Mail

Vẻ đẹp của những “anh hùng xạ điêu” uy dũng trên thảo nguyên - 25