Trùng tu thành công Đài thiên văn cổ duy nhất còn lại ở Việt Nam

(Dân trí) – Chiều 21/9, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp cùng Viện Khoa học công nghệ xây dựng (Bộ Xây dựng) tổ chức lễ khánh thành công trình “Tu bổ, phục hồi di tích Quan Tượng Đài” – đài thiên văn cổ duy nhất còn lại ở Việt Nam hiện nay.

Đến tham dự có bà Bà Đặng Thị Bích Liên, thứ trưởng Bộ VHTT&DL, Ông Phạm Cao Phong, Vụ trưởng Vụ Văn hóa Đối ngoại & UNESCO, Tổng thư ký UBQG UNESCO Việt Nam, Bà Katherine Muller, Trưởng Đại diện Văn phòng UNESCO tại Hà Nội, TS. Bouakhong Nammavong, Phó tỉnh trưởng tỉnh Luang Prabang, CHDCND Lào; ông Bounnhang Phongphichith, GĐ Trung tâm Di sản Luang Prabang; đại diện lãnh đạo của các khu Di sản Thế giới tại Việt Nam; các đồng chí lãnh đạo của Cục Di sản Văn Hóa; tỉnh TT-Huế.

Di tích Quan Tượng Đài nằm ở phía tây nam Kinh thành, hiện nay thuộc địa bàn phường Thuận Hòa, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đài này được triều đình nhà Nguyễn xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 8 (1827).

Theo TS. Phan Thanh Hải, GĐ Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, Quan Tượng Đài là nơi xem thiên văn, khí hậu, quan sát các hiện tượng thiên nhiên, sau đó những thông tin này được chuyển về Khâm Thiên Giám xử lý đưa ra kết quả như dự báo thời tiết, làm lịch, xem ngày. Những kết quả dự báo từ Quan Tượng Đài đã chứng minh sự quan tâm của triều đình nhà Nguyễn đối với đời sống xã hội, cuộc sống nhân dân, và là một bước tiến rõ rệt về khoa học kỹ thuật thời bấy giờ.

Quan Tượng Đài sau khi trùng tu
Quan Tượng Đài sau khi trùng tu
Hình ảnh khi chưa trùng tu

Hình ảnh khi chưa trùng tu

Trải qua thời gian và đặc biệt với những ảnh hưởng của hai cuộc chiến tranh, hiện nay, cũng như nhiều công trình di tích khác, các hạng mục kiến trúc chính ở di tích quan Tượng Đài đều đã bị triệt giải, đều trở thành phế tích.

Xuất phát từ những giá trị của công trình, chính quyền các cấp cùng với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, công trình Tu bổ, phục hồi di tích Quan Tượng Đài đã được khởi công vào tháng 10/2012. Với mục tiêu quan trọng nhất: Tu bổ, phục hồi một đài thiên văn cổ nhất và duy nhất còn lại, có hình thức độc đáo, ẩn chứa nhiều tính khoa học nhất của Việt Nam.

Công trình có tổng mức đầu tư là 3,8 tỷ đồng, thời gian thi công: 300 ngày. Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã phối hợp với Phân viện Khoa học Công nghệ Xây dựng - Chi nhánh Miền Trung thực hiện dự án, tập trung vào các phần việc chính như sau: Phục hồi đình Bát phong (Đây là công trình kiến trúc quan có ý nghĩa quan trọng nhất đối với di tích Quan Tượng Đài); Gia cường các vết nứt trên thân đài, gắn liền với tổng thể hệ thống Kinh thành Huế; Tôn tạo hệ thống hạ tầng kỹ thuật (gồm: hệ thống thoát nước, hệ thống chống sét, điện chiếu sáng và PCCC)

Quá trình thi công tu bổ đã được thực hiện một cách rất nghiêm túc, với sự phối hợp chặt chẽ giữa đơn vị thi công, đơn vị thiết kế, tổ giám sát cùng một số chuyên gia trong các lĩnh vực: kiến trúc, xây dựng, mỹ thuật, bảo tồn, khảo cổ, nghiên cứu lịch sử, Hán học. Trình tự tiến hành tu bổ cũng hết sức bài bản, khoa học, đảm bảo đúng quy trình và các yêu cầu của công tác tu bổ, phục hồi di tích.

Khánh thành công trình đài thiên văn cổ duy nhất còn lại ở Việt Nam
Khánh thành công trình đài thiên văn cổ duy nhất còn lại ở Việt Nam

Sau 10 tháng thi công, đến nay công trình đã hoàn thành đúng tiến độ và đạt được các yêu cầu theo thiết kế được phê duyệt, sẵn sàng đưa vào sử dụng và khai thác giá trị di tích. Bên cạnh đó, việc hoàn thành dự án đã phục hồi được một công trình lịch sử có giá trị độc đáo nằm trên hệ thống Kinh thành Huế, tạo nên một điểm nhấn kiến trúc đẹp bên bờ sông Hương.

Công trình nhằm chào mừng chào mừng Kỷ niệm 20 năm ngày Quần thể Di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới, 10 năm Nhã nhạc Cung đình Huế được UNESCO vinh danh là Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của Nhân loại.                      

Dưới đây là một số hình ảnh của đài thiên văn cổ duy nhất còn lại ở Việt Nam sau khi trùng tu do PV Dân trí tại Huế ghi nhận:

Đường dẫn lên đài với đá thanh

Đường dẫn lên đài với đá thanh
Mái đình được lợp ngói thanh lưu ly (ngói xanh lục lúc xưa)

Mái đình được lợp ngói thanh lưu ly (ngói xanh lục lúc xưa)
Các hàng cột dựng trên các chân táng bằng đá

Các hàng cột dựng trên các chân táng bằng đá
Ngói lợp 2 lớp với 4 phương, 8 hướng

Ngói lợp 2 lớp với 4 phương, 8 hướng
Hướng từ đình Bát Phong nhìn ra bờ nam sông Hương

Hướng từ đình Bát Phong nhìn ra bờ nam sông Hương
Có cột thu lôi trên đình Bát Phong

Có cột thu lôi trên đình Bát Phong
Đình Bát Phong có hình dáng thanh thoát

Đình Bát Phong có hình dáng thanh thoát
Hướng nhìn ra núi ở hướng Tây thành phố Huế từ đài

Hướng nhìn ra núi ở hướng Tây thành phố Huế từ đài
Hướng nhìn ra núi ở hướng Tây thành phố Huế từ đài
Công trình đi vào sử dụng là một điểm đến đầy thú vị, vì đây là đài thiên văn cổ duy nhất ở Việt Nam

Đại Dương

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm