Triển lãm bản vẽ 6 kiến trúc Pháp tiêu biểu giữa lòng Thủ đô

(Dân trí) - 70 phiên bản tài liệu của 6 công trình kiến trúc Pháp tiêu biểu ở Hà Nội đã được trưng bày trong buổi triễn lãm diễn ra tại phố sách, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Buổi triển lãm đã thu hút đông đảo nhiều quan khách trong nước và quốc tế tới tham dự.

Triển lãm “Kiến trúc Pháp trong lòng Hà Nội” diễn ra từ ngày 27/10 đến ngày 05/11/2017. Triển lãm trưng bày giới thiệu 70 phiên bản tài liệu hành chính, hình ảnh và bản vẽ kĩ thuật của 6 công trình kiến trúc Pháp tiêu biểu.

Theo đó, 6 công trình đó là: Nhà hát Thành phố (Nhà hát Lớn Hà Nội), Bảo tàng Louis Finot (Bảo tàng Lịch sử Việt Nam hiện nay), Sở Bưu điện Hà Nội, Trường Đại học Đông Dương (hiện nay là Đại học Quốc gia Hà Nội), Đại học Dược Hà Nội, Nhà Tài chính Đông Dương (trụ sở Bộ Ngoại giao hiện nay) và cầu Doumer (Cầu Long Biên hiện nay).

Đây đều là những công trình do các kiến trúc sư Pháp thiết kế và xây dựng vào những năm cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Đó là di sản kiến trúc đặc sắc, phản ánh sự giao thoa của hai nền văn hóa Pháp - Việt. Đặc biệt với Hà Nội, những di sản này không chỉ có giá trị sử dụng mà còn có giá trị văn hóa, lịch sử, thẩm mỹ.

Trước đó, từ ngày 09-27/10/2017, triển lãm đã được tổ chức thành công tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

Phát biểu khai mạc triển lãm, ông Đặng Thanh Tùng - Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước cho biết: “Triển lãm này được tổ chức là sự kiện mở đầu cho các hoạt động hợp tác giữa Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Bộ Nội vụ, Đại sứ quán Cộng hòa Pháp, Cục Lưu trữ quốc gia Cộng hòa Pháp, nhằm tiếp tục củng cố mối quan hệ tốt đẹp, truyền thống giữa hai quốc gia trong lĩnh ực lưu trữ, trong đó phải kể đến các hoạt động sắp được tổ chức trong thời gian tới đây, như hội thảo về hành trình gìn giữ di sản kí ức chung, triển lãm tài liệu lưu trữ, kỉ niệm 100 năm ngày thành lập Nha Lưu trữ và Thư viện Đông Dương sẽ được tổ chức vào đầu tháng 12 tới đây”.
Phát biểu khai mạc triển lãm, ông Đặng Thanh Tùng - Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước cho biết: “Triển lãm này được tổ chức là sự kiện mở đầu cho các hoạt động hợp tác giữa Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Bộ Nội vụ, Đại sứ quán Cộng hòa Pháp, Cục Lưu trữ quốc gia Cộng hòa Pháp, nhằm tiếp tục củng cố mối quan hệ tốt đẹp, truyền thống giữa hai quốc gia trong lĩnh ực lưu trữ, trong đó phải kể đến các hoạt động sắp được tổ chức trong thời gian tới đây, như hội thảo về hành trình gìn giữ di sản kí ức chung, triển lãm tài liệu lưu trữ, kỉ niệm 100 năm ngày thành lập Nha Lưu trữ và Thư viện Đông Dương sẽ được tổ chức vào đầu tháng 12 tới đây”.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân trao tặng phiên bản bản vẽ mặt đứng tổng thể các nhịp cầu Long Biên cho Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam. Theo dự kiến, triển lãm tài liệu lưu trữ sẽ được tổ chức tại Cộng hòa Pháp vào đầu năm 2018, để kỉ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Pháp.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân trao tặng phiên bản bản vẽ mặt đứng tổng thể các nhịp cầu Long Biên cho Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam. Theo dự kiến, triển lãm tài liệu lưu trữ sẽ được tổ chức tại Cộng hòa Pháp vào đầu năm 2018, để kỉ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Pháp.
Ông Nguyễn Minh Khánh - Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hà Nội bày tỏ mong muốn phố sách Hà Nội sẽ có thêm nhiều những hoạt động, những sự kiện văn hóa, thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách , để phố sách thực sự trở thành không gian văn hóa, phục vụ cộng đồng, là điểm nhấn của thủ đô Hà Nội.
Ông Nguyễn Minh Khánh - Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hà Nội bày tỏ mong muốn phố sách Hà Nội sẽ có thêm nhiều những hoạt động, những sự kiện văn hóa, thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách , để phố sách thực sự trở thành không gian văn hóa, phục vụ cộng đồng, là điểm nhấn của thủ đô Hà Nội.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân, ngài Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam cùng các vị đại biểu đang nghe giới thiệu về những bản vẽ hành chính của các công trình.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân, ngài Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam cùng các vị đại biểu đang nghe giới thiệu về những bản vẽ hành chính của các công trình.
Buổi triển lãm diễn ra trong tiết trời thu Hà Nội, giữa không gian tĩnh lặng, thơ mộng của phố sách giữa lòng thủ đô.
Buổi triển lãm diễn ra trong tiết trời thu Hà Nội, giữa không gian tĩnh lặng, thơ mộng của phố sách giữa lòng thủ đô.
Ngày đầu tiên của buổi triển lãm đã thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước tới chiêm ngưỡng.
Ngày đầu tiên của buổi triển lãm đã thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước tới chiêm ngưỡng.
Bản vẽ tổng thể các nhịp cầu của công trình cầu Long Biên - một công trình rất được người Pháp cũng như người dân thủ đô quan tâm.
Bản vẽ tổng thể các nhịp cầu của công trình cầu Long Biên - một công trình rất được người Pháp cũng như người dân thủ đô quan tâm.
Một số bản vẽ hành chính và kiến trúc của công trình Đại học Đông Dương.
Một số bản vẽ hành chính và kiến trúc của công trình Đại học Đông Dương.
Là một người dân thủ đô, ông Trần Ngọc Quân (Hoàng Ngọc Phách, Đống Đa, Hà Nội) rất quan tâm đến các công trình kiến trúc Pháp cũng như buổi triển lãm này. Theo ông: “Chúng ta rất cần bảo tồn những công trình này. Vì đó là nền văn hóa của nhân loại, chứ không phải của riêng Việt Nam nữa. Ở Paris, các công trình trong nội đô chỉ được xây 6 tầng. Theo tôi, đó là điều chúng ta phải học tập, Hà Nội không nên phá vỡ những kiến trúc cũ mà nên giữ lại để giữ được không gian của phố cổ Hà Nội”.
Là một người dân thủ đô, ông Trần Ngọc Quân (Hoàng Ngọc Phách, Đống Đa, Hà Nội) rất quan tâm đến các công trình kiến trúc Pháp cũng như buổi triển lãm này. Theo ông: “Chúng ta rất cần bảo tồn những công trình này. Vì đó là nền văn hóa của nhân loại, chứ không phải của riêng Việt Nam nữa. Ở Paris, các công trình trong nội đô chỉ được xây 6 tầng. Theo tôi, đó là điều chúng ta phải học tập, Hà Nội không nên phá vỡ những kiến trúc cũ mà nên giữ lại để giữ được không gian của phố cổ Hà Nội”.

Phạm Yến