Tranh “Văn tế thập loại chúng sinh” - Một góc nhìn mới lạ

(Dân trí) - Chiều 2/4, tại Nhà trưng bày tác phẩm nghệ thuật Điềm Phùng Thị (số 1 đường Phan Bội Châu, TP Huế) đã diễn ra triển lãm tranh “Văn tế thập loại chúng sinh” và tượng gỗ của Họa sĩ Tô Bích Hải cùng các tác phẩm của nhà điêu khắc Điềm Phùng Thị.

Tại buổi triển lãm họa sĩ Tô Bích Hải có hai nội dung chính là triển lãm 15 bức tranh với chủ đề Văn tế thập loại chúng sinh và trưng bày 50 tượng gỗ nhà mồ các dân tộc thiểu số Việt Nam. Nhà trưng bày tác phẩm nghệ thuật Điềm Phùng Thị cũng đã đưa ra trưng bày lần đầu 26 tác phẩm điêu khắc phần lớn được nhà điêu khắc Điềm Phùng Thị đưa từ Pháp về khi bà còn sống.

Tranh “Văn tế thập loại chúng sinh” - Một góc nhìn mới lạ
Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế, Sở Văn hóa thể thao và du lịch cùng nữ họa sĩ Tô Bích Hải (váy trắng) cắt băng khai mạc triển lãm.

Triển lãm đã đem đến cho người xem những cảm nhận mới thông qua các tác phẩm điêu khắc với một phong cách rất riêng của hai nghệ sĩ từng sống, học tập và làm việc tại Pháp.

Họa sĩ Tô Bích Hải sinh ra tại thành phố Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh), gốc dân tộc Tày. Năm 1967, bà tốt nghiệp Viện Hội họa tỉnh Lausane, Thụy Sĩ. Bà có nhiều tác phẩm lưu trữ tại Viện Bảo tàng Roybet Fould (tỉnh Courbevoie); Viện Bảo tàng tỉnh Poissy và Viện Bảo tàng "Ngoại lệ" La Fabuloserie.

Tranh “Văn tế thập loại chúng sinh” - Một góc nhìn mới lạ
Nghệ sĩ Tô Bích Hải đang giới thiệu những tác phẩm nghệ thuật độc đáo và lạ của mình tới công chúng.

“Triển lãm rất công phu vì đây là một thể loại tranh xoa trên đá mà thế giới chưa từng có. Đặc biệt, họa sĩ Tô Bích Hải lấy cảm hứng từ những bài thơ trong bài Văn tế thập loại chúng sinh của đại thi hào Nguyễn Du để sáng tác những tác phẩm nghệ thuật này”, nhà thơ Vũ Phụng - bạn thân của họa sĩ Tô Bích Hải cho biết.

Nhà thơ Vũ Phụng còn cho biết, 15 bức tranh lớn gắn liền với 15 câu thơ trong bài Văn tế thập loại chúng sinh (hay còn gọi là Văn chiêu hồn hay Văn tế chiêu hồn) - một trong những tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Du. Còn 50 tượng gỗ được họa sĩ Hải sưu tầm các cột, kèo của những ngôi nhà rường cổ mà người dân đã không sử dụng. Qua bàn tay và những nét vẽ, trạm trổ của nữa họa sĩ Bích Hải chúng đã trở thành những tác phẩm nghệ thuật mang giá trị nghệ thuật mới, mang tính tâm linh và quá khứ của những dân tộc khác nhau ở Việt Nam.

Tranh “Văn tế thập loại chúng sinh” - Một góc nhìn mới lạ
1 trong 15 tác phẩm tranh ở bộ tranh “Văn thập loại chúng sinh” của Tô Bích Hải rất độc đáo với thể loại tranh xoa trên đá để ra họa tiết. Bức tranh này được ghi chú từ 4 câu thơ đầu ở bài Văn tế thập loại chúng sinh của thi hào Nguyễn Du: “Tiết tháng 7 mưa dầm sùi sụt, toát hơi may lạnh buốt sương khô, Nào ngày thay buổi chiều thu, ngàn lau nhuốm bạc lá ngô rụng vàng”.

Còn họa sĩ Võ Xuân Huy nhận xét: “Trong không gian vốn là xưởng cũ, nơi tạo hình của nhà điêu khắc quá cố Điềm Phùng Thị nghệ sĩ Tô Bích Hải lại làm bùng lên một không gian ám gợi giữa tâm linh và thẩm mỹ; cái hữu và cái phi hữu, phảng phất không khí lưu trai u u minh minh. Chính cách pha trộn thơ - hội họa - đồ họa - điêu khắc tác giả đã dựng nên một miền mơ hồ khó gọi tên, nhưng gần gũi trong tiềm thức của mọi người. Người xem có thể mở ra một cuộc đối thoại với kiếp này, kiếp khác của chính mình thông qua 17 tranh phát triển từ việc xoa rập trên đá và 50 tượng họa khắc đã được tái sắp đặt của Tô Bích Hải:.

Triển lãm đã thu hút rất nhiều văn nghệ sĩ tại Thừa Thiên Huế và hàng trăm người dân cùng du khách nước ngoài đến đây để thưởng thức. Triển lãm sẽ kéo dài đến hết tháng 5 năm 2012.

Xin giới thiệu những bức tranh rất lạ với chủ đề "Văn thập loại chúng sinh" và tượng nhà mồ của họa sĩ Tô Bích Hải được chụp lại từ triển lãm:

Tranh “Văn tế thập loại chúng sinh” - Một góc nhìn mới lạ

Nhà thơ Vũ Phán bạn thân của nghệ sĩ Tô Bích Hải đang đọc các câu thơ gắn liền với mỗi bức ảnh tại triển lãm.
 
Tranh “Văn tế thập loại chúng sinh” - Một góc nhìn mới lạ

Mỗi bức tranh đều có 1 câu thơ đề giải nghĩa được trích từ Văn tế thập loại chúng sinh: “Trong trường dạ tối tăm trời đất, có khôn thiêng phảng phất u minh… Thương thay thập loại chúng sinh, Hồn đơn phách chiếc lênh đênh quê người”.
 
Tranh “Văn tế thập loại chúng sinh” - Một góc nhìn mới lạ

“Hương lửa đã không nơi nương tựa, Hồn mồ côi lần nữa bấy liên…, Còn chi ai khá, ai hèn, Còn chi mà nói ai hiền ai ngu”
 
Tranh “Văn tế thập loại chúng sinh” - Một góc nhìn mới lạ

“Cũng có kẻ tính đường kiêu hãnh, Chí những năm cất gánh non sông, nói chi những buổi tranh hung, tưởng khi thế khuất, vận cùng mà đau”
 
Tranh “Văn tế thập loại chúng sinh” - Một góc nhìn mới lạ

“Đau đớn nhẽ không hương không khói, hồn ngẩn ngơ dòng suối, rừng sim. Thương thay chân yếu tay mềm, càng năm càng héo một đêm, một dài”
 
Tranh “Văn tế thập loại chúng sinh” - Một góc nhìn mới lạ

“Kìa những kẻ bày binh bố trận, đổi mình vào cướp ấn nguyên nhung, gió mưa sấm sét đùng đùng, phơi thây trăm họ nên công một người”
 
Tranh “Văn tế thập loại chúng sinh” - Một góc nhìn mới lạ

“Trời thăm thẳm mưa gào gió thét, khí âm huyền mờ mịt trước sau, ngàn mây nội cỏ rầu rầu, nào đâu điếu tế, nào đâu chưng thường?”
 
Tranh “Văn tế thập loại chúng sinh” - Một góc nhìn mới lạ

“Khi nằm xuống không người nhắn nhủ, của phù vân dẫu có như không, sống thời tiền chảy bạc ròng, thác không đem được một đồng nào đi”
 
Tranh “Văn tế thập loại chúng sinh” - Một góc nhìn mới lạ

“Khóc mà mướn thương gì hàng xóm, hòm gỗ đa bó đóm đưa đêm, ngẩn ngơ trong quãng đồng chiêm, nén hương giọt nước biết tìm vào đâu?”
 
Tranh “Văn tế thập loại chúng sinh” - Một góc nhìn mới lạ

“Lập lòe ngọn lửa ma trơi, tiếng oan văng vẳng tối trời càng thương”
 
Tranh “Văn tế thập loại chúng sinh” - Một góc nhìn mới lạ

“Gặp phải lúc đi đường lỡ bước, cầu Nại Hà kẻ trước người sau, mỗi người một nghiệp khác nhau, hồn siêu phách lạc biết đâu bây giờ”
 
Tranh “Văn tế thập loại chúng sinh” - Một góc nhìn mới lạ

“Cũng có kẻ lỡ làng một kiếp, liều tuổi xanh buôn nguyệt bán hoa, ngẩn ngơ khi trở về già, ai chồng con tá biết là cậy ai”
 
Tranh “Văn tế thập loại chúng sinh” - Một góc nhìn mới lạ

“Kìa những kẻ tiểu nhi tấm bé, lỗi giờ sinh lìa mẹ lìa cha, lấy ai bồng bế xót xa, u ơ tiếng khóc thiết tha nỗi lòng”
 
Tranh “Văn tế thập loại chúng sinh” - Một góc nhìn mới lạ

“Nghe gà gáy tìm đường lánh ẩn, tắt mặt trời lẩn thẩn tìm ra, lôi thôi bồng trẻ dắt già, có khôn thiêng nhẽ lại mà nghe kinh”
 
Tranh “Văn tế thập loại chúng sinh” - Một góc nhìn mới lạ

“Nhờ phép Phật siêu sinh tịnh độ, phóng hào quang cứu khổ độ u, Rắp hoà tứ hải quần chu”
 
Tranh “Văn tế thập loại chúng sinh” - Một góc nhìn mới lạ

Một góc triển lãm tượng gỗ của Tô Bích Hải
 
Tranh “Văn tế thập loại chúng sinh” - Một góc nhìn mới lạ
Tranh “Văn tế thập loại chúng sinh” - Một góc nhìn mới lạ
Tranh “Văn tế thập loại chúng sinh” - Một góc nhìn mới lạ
Những tác phẩm bằng bỗ mộc mạc mà không quê mùa, kiêu sa và xa lạ.

 

Ngọc Thụ - Đại Dương