Trang phục được đầu tư công phu trong phim viễn tưởng

(Dân trí) - Thiết kế phục trang cho phim viễn tưởng luôn là nhiệm vụ đau đầu: trang phục làm ra vừa phải có “độ quái” vừa phải đẹp mắt, đúng với nguyên lý khoa học nhưng vẫn không mang tiếng “nhái lại” đồng phục của NASA.

Oblivion (2013)

Những trang phục được đầu tư công phu trong phim viễn tưởng


Trong bộ phim làm về ngày hậu tận thế năm 2077, kỹ sư hàng không Jack Harper (Tom Cruise) tuy không làm việc ở ngoài vũ trụ nhưng vẫn được đầu tư thiết kế phục trang như phi hành gia.

Điểm khó nhất trong thiết kế trang phục cho Tom Cruise là màu sắc. Để tạo ra được màu ánh bạc này, nhà thiết kế Marlene Stewart đã phải vất vả nghiên cứu rất nhiều loại vải.

Prometheus (2012)

Những trang phục được đầu tư công phu trong phim viễn tưởng


Nhà thiết kế phục trang cho “Prometheus” chia sẻ: “Điều khó nhất khi thiết kế phục trang cho phim viễn tưởng là vừa phải đẹp vừa phải đúng với khoa học”.

Star Trek (2009)

Những trang phục được đầu tư công phu trong phim viễn tưởng


Loạt phim phiêu lưu viễn tưởng “Star Trek” đã gây được tiếng vang trong suốt 34 năm qua. Đỉnh cao thiết kế trang phục trong phim là năm 2009 khi đạo diễn J.J. Abrams yêu cầu nhà thiết kế Michael Kaplan thay đổi phong cách cho các nhân vật, để họ trẻ trung và hiện đại hơn.

Sunshine (2007)

Những trang phục được đầu tư công phu trong phim viễn tưởng


Trong bộ phim giải cứu mặt trời này, những bộ phục trang cũng có một màu vàng óng, lấy cảm hứng từ những bộ áo giáp sắt của đấu sĩ thời trung cổ.

Pluto Nash (2002)

Những trang phục được đầu tư công phu trong phim viễn tưởng


Nam diễn viên Eddie Murphy trong bộ phim hài khoa học viễn tưởng kể về chuyến phiêu lưu thám hiểm lên mặt trăng. Bộ phục trang mà Eddie mặc do nhà thiết kế gốc việt Ha Nguyen thực hiện.

Solaris (2002)

Những trang phục được đầu tư công phu trong phim viễn tưởng


Đối với mức độ thành công của một bộ phục trang, đôi khi không nằm ở cách thiết kế mà ở người mặc. Trong phim, nhân vật Chris Kelvin (George Clooney) dù mặc bộ trang phục rất đơn giản nhưng vẫn làm nổi bật lên vẻ đẹp nhân vật.

CQ (2001)

Những trang phục được đầu tư công phu trong phim viễn tưởng


“CQ” được sản xuất lấy cảm hứng từ bộ phim “Barbarella” (1968). Nhân vật nữ chính trong phim - Valentine (Angela Lindvall) vẫn giữ nguyên vẻ sexy giống vai diễn của Jane Fonda cách đó 33 năm, tuy vậy, phục trang của nhân vật đã được thiết kế khoa học hơn.

Red Planet (2000)

Những trang phục được đầu tư công phu trong phim viễn tưởng


Đôi khi, một bộ phim bị chê tơi tả nhưng phục trang lại được khen ngợi hết lời. Đó là trường hợp của “Red Planet”. Phục trang trong phim được đánh giá là hữu dụng, thực tế, tạo được sự thoải mái cho diễn viên mà vẫn tuân theo nguyên lý khoa học.

Lost in Space (1998)

Những trang phục được đầu tư công phu trong phim viễn tưởng


Bộ phim xoay quanh chuyến hành trình của gia đình Robinson ra ngoài vũ trụ. Trong phim, trang phục được thiết kế theo định hướng: hữu dụng, không cần đẹp mắt.

Vì vậy, các diễn viên trong phim không thích mặc những bộ phục trang này. Chúng khá nóng và nặng, mỗi lẫn mặc vào và cởi ra đều mất rất nhiều thời gian.

Star Trek: First Contact (1996)

Những trang phục được đầu tư công phu trong phim viễn tưởng


“Star Trek” là một trong những đỉnh cao của phim phiêu lưu viễn tưởng. Phục trang trong “Star Trek” luôn được đầu tư thiết kế công phu để mỗi lần tái xuất là một lần “thoát xác”.

The Last Starfighter (1984)

Phục trang của nhân vật Alex Rogan rất được khen ngợi bởi vẻ đẹp thẩm mỹ và tính khoa học.


Phục trang của nhân vật Alex Rogan rất được khen ngợi bởi vẻ đẹp thẩm mỹ và tính khoa học.

The Right Stuff (1983)

Trang phục trong “Right Stuff” khá gần với đồng phục của các phi hành gia trong thực tế.


Trang phục trong “Right Stuff” khá gần với đồng phục của các phi hành gia trong thực tế.

Star Wars 5: The Empire Strikes Back (1980)

Trang phục trong “Right Stuff” khá gần với đồng phục của các phi hành gia trong thực tế.


Nhà thiết kế phục trang từng giành giải Oscar - John Mollo đã thiết kế bộ trang phục đặc biệt dành riêng cho nhân vật Princess Leia (Carrie Fisher). Thiết kế này được đánh giá là hoàn hảo, phù hợp với tính cách nhân vật.

Moonraker (1979)

Trang phục trong “Right Stuff” khá gần với đồng phục của các phi hành gia trong thực tế.


James Bond đã tung hoành ở khắp nơi, kể cả ngoài Trái Đất. Trong “Moonraker”, Bond (Roger Moore) thực hiện hoạt động gián điệp trên thiên hà.

Barbarella (1968)

Trang phục trong “Right Stuff” khá gần với đồng phục của các phi hành gia trong thực tế.


Trang phục trong “Barbarella” quá quyến rũ và vì thế mà thiếu thực tế. Trong phim, nữ diễn viên Jane Fonda vào vai một phi hành gia ở thế kỷ 41 vô cùng sexy.

2001: A Space Odyssey (1968)

Trang phục trong “Right Stuff” khá gần với đồng phục của các phi hành gia trong thực tế.


Phục trang trong phim từng gây sốt đối với khán giả. Để tăng thêm sức hút, sau khi phim đóng máy, toàn bộ phục trang đã bị đoàn làm phim làm hỏng, cắt nát, đập vỡ… nhằm ngăn chặn khả năng những món đồ này sẽ bị tuồn ra ngoài làm phim “mất thiêng”.

Planet of the Vampires (1965)

Trang phục trong “Right Stuff” khá gần với đồng phục của các phi hành gia trong thực tế.


Trang phục trong phim được thiết kế đơn giản, tuy vậy, so với những nhà thiết kế khác ở thập niên 1960, thiết kế của Gabriele Mayer vẫn được đánh giá là đi trước thời đại.

The Day the Earth Stood Still (1951)

Trang phục trong “Right Stuff” khá gần với đồng phục của các phi hành gia trong thực tế.


Đây là một trong những bộ phim đầu tiên làm về đề tài vũ trụ. Phục trang trong phim có lẽ hợp với phi công hơn là phi hành gia. Tuy vậy, nó đã cho khán giả mơ những giấc mơ đầu tiên về một thế giới ngoài vũ trụ bao la, kỳ vĩ.

 
Pi Uy
Theo Entertainment Weekly