Trạm phát sóng Bạch Mai bị phá dỡ ngay trước ngày lập hồ sơ di tích

(Dân trí) - Một phần của dãy nhà một tầng, vốn là trụ sở của trạm phát sóng Bạch Mai ở địa chỉ ngách 128C/22 Đại La đã bị phá dỡ ngay trước ngày lập hồ sơ xếp hạng di tích.

Theo đó, ngày 10/2 vừa qua, đại diện UBND TP. Hà Nội đã có buổi làm việc với đại diện Đài tiếng nói Việt Nam (VOV), Hội Kiến trúc sư Việt Nam và Hội Nghiên cứu - Bảo tồn kiến trúc hiện đại Việt Nam (Docomomo Vietnam) về kiến nghị bảo tồn các công trình thuộc trạm phát sóng Bạch Mai mà các đơn vị này đã gửi đơn đến UBND TP. Hà Nội vào tháng 12/2019.

Trạm phát sóng Bạch Mai bị phá dỡ ngay trước ngày lập hồ sơ di tích - 1

Cận cảnh một phần công trình tại dãy nhà một tầng ở ngách 128C/22 Đại La vốn là trụ sở Trạm phát sóng Bạch Mai bị phã dỡ.

Tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã giao Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội chủ trì, phối hợp với Đài Tiếng nói Việt Nam làm hồ sơ di tích đối với tòa nhà một tầng này để công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp thành phố.

Tuy nhiên, chiều ngày 9/2, Công ty Cổ phần xây dựng thương mại và dịch vụ Văn hoá - đơn vị quản lý dãy nhà này đã cho người phá dỡ một phần công trình này. Ghi nhận thực tế tại hiện trường vào chiều 11/2 cho thấy, dãy nhà có tất 5 phòng nhưng phòng ngoài cùng bên phải đã bị phá dỡ gần như toàn bộ.

Phần mái của dãy nhà này cũng đã bị hạ giải, ngói lẫn với phần gạch thành vương vãi khắp khuôn viên, phần rui mèn được chất thành đống trước dãy nhà… khiến cho khung cảnh rất ngổn ngang. Đặc biệt, biển tên “Trạm vô tuyến điện báo” bằng tiếng Pháp trên tường của dãy nhà có từ khi công trình được xây dựng trước năm 1954 đã bị cạo đi.

Trạm phát sóng Bạch Mai bị phá dỡ ngay trước ngày lập hồ sơ di tích - 2
Trạm phát sóng Bạch Mai bị phá dỡ ngay trước ngày lập hồ sơ di tích - 3
Trạm phát sóng Bạch Mai bị phá dỡ ngay trước ngày lập hồ sơ di tích - 4

Phần sau của dãy nhà và phần hiên tiếp giáp mái bị hỏng khá nặng.

Trao đổi với Dân trí, ông Đinh Đức Hiếu - Phó chủ tịch Phường Đồng Tâm, Q. Hai Bà Trưng cho biết, hồi 8h30 ngày 10/2, khi tổ công tác Quản lý trật tự xây dựng - đô thị phường kiểm tra địa bàn thì nhận thấy dãy nhà một tầng ở địa chỉ ngách 128C/22 phố Đại La do Công ty Cổ phần xây dựng thương mại và dịch vụ Văn hoá đang tự tiến hành phá dỡ dãy nhà một tầng mái ngói.

Đây là công trình xây dựng từ trước năm 1954, trong đó có một phần nằm trong chỉ giới và một phần nằm ngoài chỉ giới giải phóng mặt bằng thực hiện dự án đường vành đai II. Việc tự ý phá dỡ công trình diễn ra khi chưa làm thủ tục bàn giao mặt bằng và chưa được cấp có thẩm quyền cho phép.

“Ngay khi phát hiện ra sự việc, UBND phường Đồng Tâm đã mời đại diện Công ty Cổ phần xây dựng thương mại và dịch vụ Văn hoá lên làm việc. Chúng tôi yêu cầu phải dừng ngay việc tự ý phá dỡ công trình này và giữ nguyên hiện trạng công trình bao gồm cả vật liệu đã tự ý tháo dỡ. Quan điểm của chúng tôi là Công ty sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với việc đã làm.

Phía công ty này cũng đã cam kết sẽ tạm dừng việc phá dỡ. Chúng tôi cũng yêu cầu phía công ty có trách nhiệm đảm bảo an toàn đối với phần công trình nằm ngoài chỉ giới giải phóng mặt bằng và phải thực hiện ngay việc che chắn, đặt biển cảnh báo, không cho bất kỳ người và phương tiện nào đến gần công trình. Vào chiều nay (11/2), UBND phường trực tiếp xuống giám sát việc cắm biển để đảm bảo an toàn.

Trạm phát sóng Bạch Mai bị phá dỡ ngay trước ngày lập hồ sơ di tích - 5
Trạm phát sóng Bạch Mai bị phá dỡ ngay trước ngày lập hồ sơ di tích - 6

Phần mái của dãy nhà đã bị tháo dỡ gần phân nửa.

Thực ra, công trình này hiện có một góc nằm trong chỉ giới đường đỏ thuộc phạm vi dự án xây dựng đường vành đai II do đơn vị trên quản lý sử dụng theo giấy phép chứng nhận số 759 ngày 13/9/2012 do Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cấp, đơn vị này đã nhận tiền đền bù nhưng chưa bàn giao mặt bằng”, ông Đinh Đức Hiếu chia sẻ.

Trước đó, văn bản số 748/SXD-QLN ngày 20/1/2020 của Sở Xây dựng Hà Nội liên quan đến điểm đất nêu trên thuộc dự án đường vành đai II cũng ghi rõ: “Đối với trạm phát thanh một tầng (cách biệt thự cũ khoảng 200m), qua kiểm tra, liên ngành đánh giá đây là công trình kiến trúc xây dựng trước năm 1954. Hiện UBND TP. Hà Nội đang chỉ đạo Sở Quy hoạch kiến trúc lập danh mục công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954 trên địa bàn toàn thành phố để bảo tồn, tôn tạo”.

Một số hình ảnh do phóng viên Dân trí ghi nhận tại hiện trường chiều 11/2:

Trạm phát sóng Bạch Mai bị phá dỡ ngay trước ngày lập hồ sơ di tích - 7
Trạm phát sóng Bạch Mai bị phá dỡ ngay trước ngày lập hồ sơ di tích - 8

Nguyên liệu bị tháo dỡ gần như không thể sử dụng lại.

Trạm phát sóng Bạch Mai bị phá dỡ ngay trước ngày lập hồ sơ di tích - 9
Trạm phát sóng Bạch Mai bị phá dỡ ngay trước ngày lập hồ sơ di tích - 10

Quang cảnh tan hoang đến mức khó tưởng.

Trạm phát sóng Bạch Mai bị phá dỡ ngay trước ngày lập hồ sơ di tích - 11
Trạm phát sóng Bạch Mai bị phá dỡ ngay trước ngày lập hồ sơ di tích - 12

Ngói và rui mèn vứt chỏng chơ.

Trạm phát sóng Bạch Mai bị phá dỡ ngay trước ngày lập hồ sơ di tích - 13
Trạm phát sóng Bạch Mai bị phá dỡ ngay trước ngày lập hồ sơ di tích - 14

Chiều ngày 11/2, nhiều cán bộ trật tự phường và công an phường có mặt để theo dõi việc cắm biển báo, đảm bảo an toàn.

Trạm phát sóng Bạch Mai bị phá dỡ ngay trước ngày lập hồ sơ di tích - 15

Các phòng còn lại của dãy nhà cũng có dấu hiệu bị hư hại nặng.

Trạm phát sóng Bạch Mai bị phá dỡ ngay trước ngày lập hồ sơ di tích - 16
Trạm phát sóng Bạch Mai bị phá dỡ ngay trước ngày lập hồ sơ di tích - 17

Bên trong một căn phòng, gạch ngói ngổn ngang, phần mái đã làm lộ ra những khe sáng, đe doạ đến an toàn dãy nhà.

Trạm phát sóng Bạch Mai bị phá dỡ ngay trước ngày lập hồ sơ di tích - 18

Bên trong một phòng khác trong dãy nhà vẫn còn khá mới.

Trạm phát sóng Bạch Mai bị phá dỡ ngay trước ngày lập hồ sơ di tích - 19

Dãy nhà từng được sử dụng làm nơi làm việc của công ty. Biển gắn trước cửa phòng vẫn còn nguyên.

Trạm phát sóng Bạch Mai bị phá dỡ ngay trước ngày lập hồ sơ di tích - 20
Trạm phát sóng Bạch Mai bị phá dỡ ngay trước ngày lập hồ sơ di tích - 21

Một công nhân cắm biển báo ở trước mặt và bên hông dãy nhà để khuyến cáo người dân không lại gần công trình.

Hà Tùng Long

Ảnh: Tùng Long

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm