Sự tái sinh của những thùng thư bưu điện bị quên lãng

(Dân trí) - Những thùng thư bưu điện nhìn chung không khác nhau, đó là những thiết kế đã được định sẵn theo công thức tương đối rập khuôn, thường thường, chúng chẳng có gì hấp dẫn, chỉ đơn thuần là vật hữu dụng ít được để mắt tới, trừ khi người ta có việc cần…

Tuy vậy, ở Nhật Bản, những hòm thư lại luôn đưa tới cảm giác vui vẻ, thú vị cho những người qua đường, thậm chí trở thành một nét hấp dẫn của đường phố, khiến du khách thích thú dừng lại chụp ảnh lưu niệm nếu vô tình đi ngang một hòm thư.

Ở nơi đây, những hòm thư có thể được tạo hình theo các nhân vật hoạt hình ngộ nghĩnh hay hóa thành một tổ chim dễ thương, cũng có khi, hòm thư được trang trí thật… kỳ dị, như một sản phẩm bị bỏ quên của người ngoài hành tinh. Hiện tại, ở Nhật có khoảng 205 hòm thư đặc biệt như vậy nằm rải khắp đất nước.

Hiện tại có 205 hòm thư bưu điện đặc biệt như thế này nằm rải rác trên khắp đất nước Nhật Bản với những tạo hình trang trí đa dạng, thậm chí khá kỳ quái.
Hiện tại có 205 hòm thư bưu điện đặc biệt như thế này nằm rải rác trên khắp đất nước Nhật Bản với những tạo hình trang trí đa dạng, thậm chí khá kỳ quái.
Một hòm thư được thiết kế theo phong cách “đầu tàu hỏa”.
Một hòm thư được thiết kế theo phong cách “đầu tàu hỏa”.
Hòm thư bưu điện đầu tiên được thiết kế theo phong cách kỳ lạ này xuất hiện ở Nhật vào năm 1952 để kỷ niệm 75 năm ngành Bưu điện Nhật Bản gia nhập Liên minh Bưu chính Quốc tế.
Hòm thư bưu điện đầu tiên được thiết kế theo phong cách kỳ lạ này xuất hiện ở Nhật vào năm 1952 để kỷ niệm 75 năm ngành Bưu điện Nhật Bản gia nhập Liên minh Bưu chính Quốc tế.
Những thành phố ở Nhật bắt đầu thiết kế những hòm thư bưu điện này để chúng trở thành những điểm hấp dẫn du lịch “mini”, điểm trang thêm cho sự hấp dẫn trong kiến trúc đô thị, giờ đây, những thùng thư này càng trở nên hấp dẫn và quen thuộc đối với du khách.
Những thành phố ở Nhật bắt đầu thiết kế những hòm thư bưu điện này để chúng trở thành những điểm hấp dẫn du lịch “mini”, điểm trang thêm cho sự hấp dẫn trong kiến trúc đô thị, giờ đây, những thùng thư này càng trở nên hấp dẫn và quen thuộc đối với du khách.
Một thùng thư cổ điển được thêm những chi tiết trang trí dễ thương.
Một thùng thư cổ điển được thêm những chi tiết trang trí dễ thương.
Hòm thư hình vò rượu.
Hòm thư hình vò rượu.

Ngoài ra, có một thùng thư ở Nhật còn chứa đựng bất ngờ thú vị. Nằm ở thị trấn miền biển Susami có thùng thư hiện đang nắm giữ Kỷ lục Guinness Thế giới là thùng thư bưu điện đặt dưới mặt nước sâu nhất thế giới.

Thùng thư này rất được những người yêu lặn biển thích thú tìm tới, bởi họ có thể mua những tấm thiệp chống thấm nước và lặn xuống chỗ thùng thư đặc biệt này để gửi bưu thiếp về cho người thân ở quê nhà. Thùng thư nằm ở độ sâu 10m dưới mực nước biển.

Hệ thống bưu điện ở địa phương sẽ cử người lặn xuống để lấy bưu thiếp lên với tần xuất vài ngày một lần, sau khi được lấy lên khỏi mặt nước, những tấm bưu thiếp sẽ tiếp tục chặng hành trình của mình một cách bình thường.

Sự tái sinh của những thùng thư bưu điện bị quên lãng - 7

Giờ đây, khi hoạt động của những thùng thư ngày càng trở nên “nhàn hạ”, nhưng chúng vẫn chưa thể biến mất hẳn khỏi đời sống đương đại, ngành bưu điện của Nhật càng chăm chút việc “tân trang” diện mạo cho những thùng thư, để chúng trở nên đẹp mắt, giúp cho cuộc sống của người dân địa phương thêm sinh động và cũng là điểm nhấn thú vị cho du lịch.

Những thùng thư kỳ lạ như thế này vẫn lần lượt xuất hiện thêm trên đất nước Nhật Bản theo thời gian, gần đây nhất có 4 thùng thư ngộ nghĩnh được ra mắt ở thị trấn Tobe hồi tháng 4 vừa qua. Những thùng thư ở Tobe được trang trí thành hình những món đồ gốm sứ để quảng bá cho ngành nghề thủ công truyền thống của địa phương.

Hoạt động của thùng thư đặt dưới nước sâu nhất thế giới

Hòm thư có gắn những bức tượng người đang nhảy múa đặt ở thành phố Tokushima được thực hiện để tôn vinh vũ hội Awa truyền thống.
Hòm thư có gắn những bức tượng người đang nhảy múa đặt ở thành phố Tokushima được thực hiện để tôn vinh vũ hội Awa truyền thống.
Một hòm thư tí hon đặt trước lâu đài Matsuyama nhắc nhớ tới thể loại thơ “haiku” trứ danh của Nhật.
Một hòm thư tí hon đặt trước lâu đài Matsuyama nhắc nhớ tới thể loại thơ “haiku” trứ danh của Nhật.
Hòm thư chim cánh cụt ở thành phố Nagoya.
Hòm thư chim cánh cụt ở thành phố Nagoya.
Hai chú chim cùng đậu trên một hòm thư.
Hai chú chim cùng đậu trên một hòm thư.
Hòm thư hình nhân vật hoạt hình Totoro.
Hòm thư hình nhân vật hoạt hình Totoro.
Những con người cùng chung tay nâng đỡ một quả cầu.
Những con người cùng chung tay nâng đỡ một quả cầu.
Thường những hòm thư ở Nhật có màu đỏ nhưng hòm thư này được sơn màu đen.
Thường những hòm thư ở Nhật có màu đỏ nhưng hòm thư này được sơn màu đen.

Bích Ngọc
Theo Daily Mail