Quý ông mặc đẹp, sẵn sàng… chìm xuống đại dương cùng Titanic

(Dân trí) - Có những câu chuyện tưởng chỉ có trong phim, nhưng hóa ra hoàn toàn là thật, những câu chuyện kỳ lạ về những con người đặc biệt có mặt trên chuyến tàu Titanic định mệnh…

Ở bài trước, chúng ta đã được biết đến những con người quả cảm có mặt trên chuyến tàu Titanic, đó là dàn nhạc đã chơi đàn suốt hơn hai tiếng kể từ khi tàu va phải tảng băng và cuối cùng, tất cả họ cùng chìm xuống đại dương câm lặng. Cho tới giờ phút cuối, họ vẫn mong muốn tiếng đàn của mình giúp trấn an phần nào đám đông đang hỗn loạn, hoảng sợ.

Hay như nhóm 25 kỹ sư đã chiến đấu đến giây phút cuối cùng với máy tàu, để đèn tàu ít nhất vẫn bật sáng, giúp cho hoạt động cứu hộ nguy nan diễn ra bớt phần khó khăn. Đương nhiên, họ cũng đã chấp nhận hy sinh tính mạng của mình.

Và cả câu chuyện về người đàn ông thuộc vào hàng giàu có nhất thế giới thời bấy giờ, đó là một quý ông đang trở về từ tuần trăng mật với người vợ trẻ. Người vợ của ông đã may mắn sống sót, nhưng người đàn ông thượng lưu ấy thì mãi mãi không thể trở về, trong túi ông lúc qua đời là số tiền mặt “tiêu vặt” tương đương hàng chục nghìn USD ở thời hiện tại.

Nhưng trong giờ phút nguy nan sinh tử, quả thực, tiền bạc nhiều khi cũng không thể thay đổi được định mệnh. Và còn những câu chuyện có thật nào xoay quanh những hành khách có mặt trên chuyến tàu đã đi vào lịch sử - một chuyến tàu bi kịch đã trở thành huyền thoại?!

“Chúng tôi đã mặc đẹp để chuẩn bị ra đi như những quý ông” - đây không phải một chi tiết giả tưởng, mà là một câu chuyện có thật.
“Chúng tôi đã mặc đẹp để chuẩn bị ra đi như những quý ông” - đây không phải một chi tiết giả tưởng, mà là một câu chuyện có thật.

Trong bộ phim “Titanic” (1997), một trong những câu thoại được yêu thích nhất là có thật. Trong phim, doanh nhân người Mỹ Benjamin Guggenheim đã từ chối mặc áo phao cứu hộ bởi ông biết trước mình sẽ không thể nào sống sót trong làn nước giá lạnh, ông tuyên bố: “Chúng tôi đã mặc đẹp để chuẩn bị ra đi như những quý ông”.

Thoạt tiên, nhiều người xem có thể tưởng đây là một tình tiết “siêu thực” chỉ xuất hiện trong phim, nhưng nhân vật và tình tiết này là hoàn toàn có thật.

Đó là doanh nhân người Mỹ Benjamin Guggenheim (1865-1912), trong những giờ phút cuối cùng của cuộc đời, quý ông này đã chuẩn bị sẵn sàng để đón nhận cái chết không thể tránh khỏi, đồng thời, ông nhờ gửi lời trăng trối tới vợ ông đang chờ ông trở về New York (Mỹ), rằng: “Tôi đã làm tốt nhất những gì có thể trong phận sự của mình”.

Hai anh em nhà Navratil - “những đứa trẻ mồ côi trên tàu Titanic”. Đây là hai đứa trẻ duy nhất được giải cứu khỏi con tàu đắm mà không có cha mẹ ở bên sau bi kịch.
Hai anh em nhà Navratil - “những đứa trẻ mồ côi trên tàu Titanic”. Đây là hai đứa trẻ duy nhất được giải cứu khỏi con tàu đắm mà không có cha mẹ ở bên sau bi kịch.

Hai anh em Edmond (trái - 2 tuổi) và Michel Navratil (phải - 4 tuổi) đã lên tàu với cha - ông Michel Sr. Thực tế, ông Michel nuôi mộng sẽ bắt đầu cuộc sống mới khấm khá hơn trên đất Mỹ, nhưng vợ ông không muốn theo chồng từ Anh sang Mỹ. Vì vậy, ông đã một mình âm thầm đưa hai con đi khỏi nhà với niềm tin rằng vì thương nhớ con, vợ ông rồi sẽ sang Mỹ theo chồng.

Khi xảy ra vụ chìm tàu, ông Michel Sr. đã đặt hai con nhỏ lên xuồng cứu hộ an toàn, nhưng bản thân ông thì không thể tìm được một chỗ trên chiếc xuồng cứu hộ nào khác. Về sau, nhà chức trách đã liên hệ được với mẹ của hai đứa trẻ ở thời điểm một tháng sau vụ chìm tàu.

Có ít nhất 13 cặp đôi hưởng tuần trăng mật trên tàu Titanic.
Có ít nhất 13 cặp đôi hưởng tuần trăng mật trên tàu Titanic.

Trong những thông tin có được về các vị khách trên tàu Titanic, có ít nhất 13 cặp vợ chồng mới cưới đang trong thời kỳ trăng mật có mặt trên chuyến tàu định mệnh.

Cuốn tiểu thuyết “tiên đoán” về một vụ chìm tàu bi kịch đã ra mắt ở thời điểm 14 năm trước đó.
Cuốn tiểu thuyết “tiên đoán” về một vụ chìm tàu bi kịch đã ra mắt ở thời điểm 14 năm trước đó.

Có một cuốn tiểu thuyết mang tên “Futility” (tạm dịch: Phù phiếm) đã được xuất bản từ năm 1898, tức 14 năm trước khi xảy ra vụ chìm tàu Titanic. Tác giả là nhà văn người Mỹ không mấy tên tuổi - Morgan Robertson.

Cuốn tiểu thuyết xoay quanh vụ chìm tàu… Titan, đương nhiên đây là một câu chuyện giả tưởng. Nhưng sau này, khi xảy ra vụ chìm tàu Titanic, người ta bỗng giật mình trước những chi tiết tương đồng có trong tiểu thuyết.

Trước hết, tên hai còn tàu “na ná nhau” - Titan và Titanic. Titan cũng được miêu tả trong “Futility” là một con tàu rất lớn, rất sang trọng. Thời điểm tàu chìm trong tiểu thuyết cũng là tháng 4, và nguyên nhân cũng vì một tảng băng trôi. Titan ban đầu cũng được miêu tả trong tiểu thuyết là con tàu “không thể chìm”, nhưng khi tai nạn xảy tới, Titan cũng thiếu xuồng cứu hộ.

Số tiền làm phim “Titanic” còn nhiều hơn số tiền đóng tàu Titanic.
Số tiền làm phim “Titanic” còn nhiều hơn số tiền đóng tàu Titanic.

Số tiền chi ra để đóng tàu Titanic hồi năm 1912 vào khoảng 7,5 triệu USD, tương đương vào khoảng 190 triệu USD ở thời điểm hiện tại. Bộ phim “Titanic” (1997) có kinh phí thực hiện 200 triệu USD, tương đương với khoảng 360 triệu USD ở thời điểm hiện tại.

Mặc dù đây là con tàu “lớn nhất thế giới” (ở thời điểm bấy giờ), người ta vẫn cần tới 73 năm mới tìm thấy xác tàu.
Mặc dù đây là con tàu “lớn nhất thế giới” (ở thời điểm bấy giờ), người ta vẫn cần tới 73 năm mới tìm thấy xác tàu.

Xác tàu Titanic được tìm thấy năm 1985.

Quả thực tàu Titanic đã bị gãy làm đôi.
Quả thực tàu Titanic đã bị gãy làm đôi.

Đã có 15 nhân chứng nói rằng họ nhìn thấy tàu Titanic bị gãy làm đôi trước khi chìm xuống đáy biển. Nhưng chi tiết này không được các nhà điều tra tin cậy. Chỉ tới khi người ta tìm được xác tàu sau 73 năm, lúc ấy, mới xác nhận được rằng quả thực con tàu đã bị gãy làm đôi.

Chi tiết người đầu bếp sống sót trong làn nước giá lạnh nhờ… uống rượu là hoàn toàn có thật.
Chi tiết người đầu bếp sống sót trong làn nước giá lạnh nhờ… uống rượu là hoàn toàn có thật.

Đầu bếp Charles Joughin là một nhân vật có thật trên chuyến tàu Titanic. Trong bộ phim “Titanic” (1997), nhân vật này đã được khắc họa thoáng qua, với hình ảnh nhấp ngụm rượu trước khi đằm mình trong làn nước giá lạnh. Trong thực tế, đầu bếp Joughin (1878- 1956) có thật cũng đã nhanh tay cầm theo hai chai rượu khi tàu chìm để giữ ấm cơ thể.

Joughin là một trong số ít những hành khách còn sống sót sau khi đằm mình trong làn nước giá lạnh của Bắc Đại Tây Dương. Về sau, người đầu bếp đã tiết lộ rằng anh sống sót trong hai tiếng đồng hồ ngâm mình dưới làn nước lạnh chính là nhờ có hai chai rượu (trong khi nhiều hành khách xấu số khác đã qua đời vì mất nhiệt chỉ trong vòng 15 phút ngâm mình dưới nước).

Có 4 phụ nữ thượng lưu ở khoang hạng nhất bị thiệt mạng trong vụ chìm tàu, trong đó, một quý bà qua đời vì không thể bỏ rơi chú chó của mình.
Có 4 phụ nữ thượng lưu ở khoang hạng nhất bị thiệt mạng trong vụ chìm tàu, trong đó, một quý bà qua đời vì không thể bỏ rơi chú chó của mình.

Một quý bà ở khoang hạng nhất có tên Ann Elizabeth Isham sau khi đã lên xuồng cứu hộ an toàn, lại quyết định quay về con tàu sắp đắm vì bà không thể đưa chú chó to lớn của mình cùng lên xuồng.

Về sau, khi công tác trục vớt thi thể nạn nhân diễn ra, người ta đã tìm thấy một phụ nữ ôm lấy chú chó lớn, bà chết trong làn nước giá lạnh, người ta tin rằng đó chính là bà Isham.

Người cuối cùng sống sót sau thảm họa chìm tàu đã qua đời năm 2009. Khi xảy ra vụ chìm tàu, bà mới… hai tháng tuổi.
Người cuối cùng sống sót sau thảm họa chìm tàu đã qua đời năm 2009. Khi xảy ra vụ chìm tàu, bà mới… hai tháng tuổi.

Đó là bà cụ người Anh Millvina Dean. Bà qua đời năm 2009 ở tuổi 97. Khi xảy ra vụ chìm tàu, bà được đặt vào một chiếc giỏ và được trao tay an toàn lên xuồng cứu hộ. Cha của bà đã thiệt mạng trong vụ đắm tàu, nhưng may mắn là người mẹ vẫn còn sống sót để nhận lại con.

Chân dung tảng băng trôi đã khiến con tàu Titanic bị đắm.
Chân dung tảng băng trôi đã khiến con tàu Titanic bị đắm.

Mặc dù người ta không bao giờ có thể biết chắc chắn liệu đây có phải tảng băng đã khiến tàu Titanic bị chìm hay không, nhưng có nhiều sự trùng hợp đáng kể. Một con tàu có tên SS Prinz Adalbert khi đi ngang qua hiện trường nơi con tàu Titanic vừa gặp nạn, đã nhìn thấy một tảng băng trôi có dấu sơn đỏ, trong khi màu sơn của tàu Titanic cũng là đỏ.

Thủy thủ trên tàu đã chụp lại tảng băng ngay trong ngày 15/4/1912, rạng sáng hôm ấy, tàu Titanic đã đâm phải một tảng băng. Ở thời điểm ấy, tin tức còn chưa nhanh như bây giờ, thủy thủ trên tàu SS Prinz Adalbert không biết rằng tàu Titanic vừa bị chìm ở vùng biển đó. Họ chỉ nhìn thấy tảng băng và hiểu ngay rằng vừa có một con tàu nào đã va phải băng.

Nhà xưởng dùng để đóng tàu Titanic nay đã trở thành một địa điểm quay phim.
Nhà xưởng dùng để đóng tàu Titanic nay đã trở thành một địa điểm quay phim.

Một ống khói chỉ để… làm đẹp.
Một ống khói chỉ để… làm đẹp.

Trong thiết kế tàu Titanic, có xuất hiện bốn ống khói lớn, chi tiết này giúp cho diện mạo của tàu trở nên cân xứng, vẻ đẹp thẩm mỹ cũng ấn tượng hơn, nhưng thực tế, có một ống khói không có giá trị sử dụng thực sự, mà chỉ nhằm tạo tính thẩm mỹ cho diện mạo con tàu.

Trong số những người mua vé lên tàu ngày ấy, có một số người đã “may mắn” lỡ chuyến.
Trong số những người mua vé lên tàu ngày ấy, có một số người đã “may mắn” lỡ chuyến.

Báo chí khi ấy đã “săn lùng” những người “gặp may” khi để lỡ chuyến tàu đình đám, nhờ đó, tránh được khỏi một bi kịch kinh hoàng.

Trong số này, có những người đàn ông đã mua vé trên khoang hạng nhất, như ông Milton Hershey quyết định lên một chuyến tàu khác sớm hơn để trở về nhà; ông J. Pierpont Morgan quyết định lưu lại vui chơi ở Pháp lâu hơn, không vội trở về Mỹ; ông Guglielmo Marconi vì công việc mà phải lên một chuyến tàu khác khởi hành sớm hơn.

>> Người giàu có nhất trên tàu Titanic là ai?

Bích Ngọc
Theo Insider

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm