Những đĩa nhạc bị thu hồi vì bìa đĩa gây sốc

(Dân trí)– Những ban nhạc đình đám như The Beatles, The Scorpions, Guns and Roses... đều đã từng có những đĩa nhạc bị thu hồi vì bìa đĩa phản cảm, gây sốc.

Yesterday and Today – The Beatles (1966)

Ca khúc nổi tiếng



Ca khúc nổi tiếng Butcher Baby của The Beatles đã trở thành ý tưởng thiết kế chủ đạo cho bìa album Yesterday and Today – album đã từng bị thu hồi của nhóm, tuy vậy, những bản copy của nó vẫn xuất hiện tại một vài cửa hàng bán lẻ và các đài phát thanh vẫn phát đi những bản nhạc xuất hiện trong album. Ngay lập tức, người hâm mộ đã đấu tranh đòi công ty phát hành huỷ bỏ quyết định ngưng bán ra thị trường đối với album này.

Nguyên nhân của quyết định này xuất phát từ chiếc vỏ đĩa với hình minh hoạ quá bạo lực. Thay vì bỏ đi tất cả vỏ đĩa, công ty phát hành đã chọn giải pháp đỡ tốn kém hơn là dán đè lên vỏ bằng một tấm hình “an toàn” hơn rồi đem phát hành.
 

Diamond Dogs – David Bowie (1974)

 

Diamond Dogs – David Bowie (1974)

Diamond Dogs – David Bowie (1974)



Bìa đĩa này là một tác phẩm mỹ thuật của họa sĩ người Bỉ Guy Peelleart trong đó khắc họa Bowie là một “nhân cẩu” – nửa người... nửa “cún”. Vì hình ảnh có phần gây sốc này mà đĩa bị ngưng phát hành và bị yêu cầu thiết kế lại. Vậy là bức tranh bị cắt đi một phần, giấu đi đôi chân sau của “nhân cẩu” và liền được thông qua.

Virgin Killer – The Scorpions (1976)



Virgin Killer – The Scorpions (1976)

Virgin Killer – The Scorpions (1976)



Nhóm nhạc Scorpions có tới vài bìa đĩa gây tranh cãi nhưng đây là một trong những bức gây sốc nhất trong đó kết hợp những yếu tố cấm kỵ: trẻ em và sự khêu gợi. Ý tưởng thiết kế bìa đĩa là do công ty quản lý của nhóm nhạc này nghĩ ra, khi đĩa bị cấm lưu hành trên thị trường, chính nhóm Scorpions cũng tham gia phản đối hình ảnh được sử dụng trên vỏ bìa với cách minh hoạ quá thô thiển cho tên album Virgin Killer (Tạm dịch: Kẻ sát nhân trong trắng). Ngay lập tức, vỏ đĩa đã được thay thế bằng hình ảnh của các chàng trai trong ban nhạc.

Blind Faith – Blind Faith (1969)



Blind Faith – Blind Faith (1969)

Blind Faith – Blind Faith (1969)



Album duy nhất của ban nhạc huyền thoại này có vỏ đĩa khắc hoạ một cô bé 11 tuổi để ngực trần cầm trong tay một mô hình máy bay gây rất nhiều tranh cãi. Nhiếp ảnh gia Bob Seidemann - người thực hiện bức ảnh này đã lý giải rằng ông muốn khắc hoạ những thành công của con người trong lĩnh vực công nghệ và cô bé là biểu tượng cho sự trong sáng. Tuy vậy, cách lý giải này phần nhiều mang tính chống chế và vỏ đĩa vẫn bị buộc phải làm lại.

Love it to Death – Alice Cooper (1971)



Love it to Death – Alice Cooper (1971)

Love it to Death – Alice Cooper (1971)



Bìa album này từng khiến người hâm mộ và những nhà sưu tập đĩa rất thích thú bởi ca sĩ Vincent Fernier hay còn được biết tới với nghệ danh Alice Cooper đã sử dụng “chiêu trò” trong quá trình chụp hình làm bìa đĩa. Đương nhiên bìa đĩa đã phải sửa lại:

Country Life – Roxy Music (1974)

 
Country Life – Roxy Music (1974)

Country Life – Roxy Music (1974)



Bryan Ferry - trưởng nhóm của ban nhạc này đã gặp hai người mẫu Constanze Karoli và Eveline Grunwald tại Bồ Đào Nha và liền mời họ chụp hình bìa đĩa cho nhóm. Nhưng đối với thời bấy giờ những hình ảnh này là quá táo bạo và nhóm đã buộc phải bỏ đi hình hai mẫu nữ xinh đẹp và thay bằng một lùm cây xanh.

Holy Wood In the Shadow of the Valley of Death - Marilyn Manson (2000)



Holy Wood In the Shadow of the Valley of Death - Marilyn Manson (2000)

Holy Wood In the Shadow of the Valley of Death - Marilyn Manson (2000)



Album đầu tay của Manson ra đời sau sự kiện thảm sát tại trường trung học Columbine tháng 4/1999. Vỏ đĩa đã khiến nam ca sĩ bị quy kết là lợi dụng sự kiện đau thương để khai thác phục vụ mục đích cá nhân. Theo Manson, album của anh đề cập tới những vấn đề nóng hổi, liên quan tới vấn nạn bạo lực tràn lan trong xã hội. Trong đó, Manson lên án chính việc người ta chấp nhận những yếu tố bạo lực trong dòng chảy văn hoá chính thống.

Nhưng chưa kịp nghe album của anh thì mọi người đã tẩy chay nó vì liên tưởng tới sự kiện đau thương vừa xảy ra trước đó. “Thật buồn cười vì ẩn ý của bức hình này bị hiểu sai hoàn toàn. Nó là hình Chúa bị đóng đinh và được chụp từ một bức tượng của Chúa trong nhà thờ. Có lẽ chúng ta đang rất mâu thuẫn về việc đấu tranh với bạo lực. Tất cả những ai lên án bìa album của tôi đều giúp tôi hiểu rằng quan điểm của mình là đúng. Họ phản ứng một cách tiêu cực và không tỉnh táo, sáng suốt.”

Appetite for Destruction – Guns n Roses (1987)



Appetite for Destruction – Guns n Roses (1987)

Appetite for Destruction – Guns n Roses (1987)



Đây là album đầu tay của ban nhạc G&R với bức hình minh hoạ là một tác phẩm tranh của hoạ sĩ Robert Williams cũng có cùng tên Appetite for Destruction (Tạm dịch: Sự huỷ hoại của dục vọng). Tuy vậy, vì chủ đề của bức tranh khá nhạy cảm nên việc để nó trở thành hình minh hoạ trên vỏ đĩa đã gây ra nhiều phản ứng trái chiều. Ngay sau đó, nhiều nhà phát hành băng đĩa đã từ chối bán đĩa nhạc này. Chỉ tới khi ban nhạc thay đổi vỏ đĩa và sử dụng một hình ảnh an toàn hơn nó mới được lưu hành rộng rãi. Tác phẩm nghệ thuật của Williams tuy vậy vẫn được giữ lại nhưng nó được dán vào mặt trong của hộp đựng đĩa.

Amorica – The Black Crowes (1994)


Far Beyond Driven – Pantera (1994)

Far Beyond Driven – Pantera (1994)



Bìa album khắc hoạ một chiếc máy khoan với hình nền khá mờ ảo. Chính hiệu ứng mờ ảo đó đã khiến nó đã gặp phải vấn đề với công ty phát hành bởi dễ gây hiểu lầm. Sau đó bìa đĩa được thay bằng hình ảnh rõ nét hơn để ý tưởng được rõ ràng.

The Origin of the Feces – Type O Negative (1992)



 

 
Hồ Bích Ngọc
Theo LV