Người đi vòng quanh thế giới ấn tượng món ăn "kỳ lạ" ở Việt Nam

(Dân trí) - Ông Albert Podell đã đi vòng quanh thế giới, đến thăm 196 quốc gia trong vòng 50 năm. Đã thưởng thức ẩm thực bản địa ở tất cả các quốc gia, nhưng ẩm thực Việt Nam vẫn để lại dấu ấn sâu đậm trong ông hơn cả.

Hộ chiếu của ông Albert Podell có thể sẽ khiến bất cứ ai vốn tự hào rằng mình đã đi đến nhiều quốc gia trên thế giới phải cảm thấy kinh ngạc. Từng là một biên tập viên của tờ tạp chí Playboy, là một nhà văn đồng thời là một người yêu thám hiểm, ông Albert đã đi tới tất cả 196 quốc gia trên thế giới trong vòng 50 năm.

Giờ đây, đã ở tuổi 78, ông Albert chia sẻ: “Cha mẹ tôi nghèo và không có đủ tiền để đi du lịch. Chính điều đó đã khiến tôi sớm nghĩ rằng có thật nhiều điều để khám phá ở thế giới ngoài kia, hơn là chỉ quẩn quanh với một thành phố mà mình đang sống”.

Những
người dân bản địa ở Papua New Guinea.

Những người dân bản địa ở Papua New Guinea.

Ở tuổi 28, ông Albert đã bắt đầu thực hiện cuộc thám hiểm vòng quanh thế giới. Ở tuổi trung niên, ông nhận ra mình đã đi tới 90 quốc gia và vẫn còn muốn đi thêm nữa, vậy là ông quyết định sẽ đặt chân đến tất cả 196 quốc gia trên thế giới.

Những chuyến đi đã đưa ông tới cả những quốc gia xa xôi nhất trên địa cầu, cho ông được chứng kiến tận mắt những điều thật đặc biệt. Trong cuốn sách “Around the World in Fifty Years” (Vòng quanh thế giới trong 50 năm) - cuốn sách sắp được ra mắt trong tháng này, ông Albert đã kể lại chi tiết, tường tận những trải nghiệm thú vị của mình ở từng quốc gia.

Albert
đứng bên hai cô gái người Triều Tiên làm phục vụ viên trong một quán ăn.

Albert đứng bên hai cô gái người Triều Tiên làm phục vụ viên trong một quán ăn.

Một
phụ nữ ở Ghana (trái). Một cảnh sát trẻ ở Armenia (phải).

Một phụ nữ ở Ghana (trái). Một cảnh sát trẻ ở Armenia (phải).

Sau tất cả những gì đã được chứng kiến trong cuộc hành trình, ông Albert nhận thấy rằng: “Chúng ta vẫn thường được nghe nói về sự chênh lệch ngày càng lớn giữa nước giàu và nước nghèo, giữa người giàu và người nghèo, nhưng chỉ khi bạn thực sự nhìn thấy 1/3 dân số trên thế giới đang sống với mức thu nhập ít hơn 2 đô la/ngày, bạn mới hiểu thế nào là nghèo khó”.

Trong cuốn sách của mình, Albert cũng chia sẻ khá nhiều về ẩm thực, trong đó, ông có một mục dành riêng cho những món ăn kỳ lạ nhất từng nếm thử khi đi qua các nước. Trong đó, ẩm thực Việt Nam đã để lại cho ông nhiều ấn tượng.

Một
phụ nữ ở Ghana (trái). Một cảnh sát trẻ ở Armenia (phải).


Những món như nộm ngó sen, thịt kho tàu, cá kho, sò huyết hấp… để lại ấn tượng với Albert vì ngon, còn những món như tiết canh, thịt chuột để lại ấn tượng vì quá kỳ lạ. Nhận xét về món thịt chuột, Albert cho rằng một khi đã vượt qua được những nỗi e sợ ban đầu, bạn sẽ nhận thấy món này thực tế rất ngon.

Trong suốt chuyến hành trình, khi Albert cố gắng nhập cảnh vào những quốc gia bí ẩn nhất thế giới, ông đã từng gặp phải những rắc rối với cảnh sát và thậm chí từng bị tạm giữ.

Những trải nghiệm kinh hoàng mà Albert đã gặp dọc đường cũng rất đa dạng, ông từng bị lạc trên một hòn đảo hoang vu, bị móc túi, bị cướp giật, bị tạm giữ, bị “cà khịa”, bị đuối nước, bị ngã gãy xương…

Albert
ở Gabon.

Albert ở Gabon.

Những
em bé người Triều Tiên sống trong một trại trẻ mồ côi.

Những em bé người Triều Tiên sống trong một trại trẻ mồ côi.

Công
viên quốc gia Lope ở Gabon.

Công viên quốc gia Lope ở Gabon.

Một
bé gái người Turkmenistan (trái) và một bé gái người Myanmar (phải).

Một bé gái người Turkmenistan (trái) và một bé gái người Myanmar (phải).

Ông
cụ người Kazakhstan (trái) và ông cụ người Georgia (phải).

Ông cụ người Kazakhstan (trái) và ông cụ người Georgia (phải).

Ông
cụ người Kazakhstan (trái) và ông cụ người Georgia (phải).

Chứng kiến cuộc sống của những người dân nghèo, khiến Albert suy nghĩ rất nhiều về khoảng cách giàu nghèo.

Sau khi đã đi đến 196 quốc gia trên thế giới, Albert nhận ra rằng người dân ở đâu cũng đều giàu lòng yêu thương, khát khao hạnh phúc, mong muốn hòa bình và ước vọng về một đời sống khấm khá hơn.

Điều khác biệt duy nhất mà ông nhận thấy đó là những người dân sống ở các nước nghèo lại thân thiện và dễ kết bạn hơn những người dân sống ở các nước giàu.

Một
gia đình ở Papua New Guinea.

Một gia đình ở Papua New Guinea.

Những
người đàn ông ở Yemen.

Những người đàn ông ở Yemen.

Một
em bé người Mông Cổ

Một em bé người Mông Cổ

Những
chú khỉ sống trong một ngôi đền ở Ấn Độ.

Những chú khỉ sống trong một ngôi đền ở Ấn Độ.

Bích Ngọc
Theo Daily Mail

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm