Nghệ An: Lễ hội Đền Cuông “sới bạc” tràn lan... “cái bang” tụ hội

(Dân trí) - “Cái bang” có mặt ở mọi nơi, trong khi đó những trò chơi lừa bịp, ăn tiền của du khách lại được tổ chức công khai tràn lan, làm “nhếch nhác” lễ hội Đền Cuông (Diễn Châu, Nghệ An).

Nghệ An: Lễ hội Đền Cuông “sới bạc” tràn lan... “cái bang” tụ hội
Nhận diện cái bang.
 
Đền Cuông nằm trên núi Mộ Dạ, ngay sát quốc lộ 1A, thuộc xã Diễn Trung (Diễn Châu, Nghệ An). Đền thờ Thục An Dương Vương người đã có công đánh Tần đuổi Triệu, giành lại độc lập cho nước nhà. Hàng năm cứ đến ngày 15/02 người dân Xứ Nghệ và đông đảo du khách thập phương lại nô nức về trẩy hội Đền Cuông. Tuy nhiên, những hình ảnh nhếch nhác tại lễ hội năm nay khiến du khách không khỏi bức xúc.

Cái bang tụ hội

Ngay từ cửa đền hàng chục người hành khất (không biết là thật hay giả) đã vây lấy các du khách chìa tay xin tiền. Với những lời lẽ khóc lóc thảm thương để “vòi tiền” tất cả những ai đi ngang qua.

Chỉ cần một bộ quần áo nhếch nhác, bên cạnh là một đứa trẻ con hay phụ họa là đôi chân (hoặc tay) tật nguyền là có thể hành nghề.
 
Nghệ An: Lễ hội Đền Cuông “sới bạc” tràn lan... “cái bang” tụ hội
Nghệ An: Lễ hội Đền Cuông “sới bạc” tràn lan... “cái bang” tụ hội
“Cái bang” tràn lan khắp nơi ở Lễ hội Đền Cuông.

Chị Nguyễn Thị Huyền một người dân địa phương cho biết: “Ngày thường thì chẳng thấy ai ăn xin ở đây cả, hôm nay lễ hội họ về đây nhiều quá. Có người hôm qua tôi còn thấy ở trong chợ Vinh (cách đền Cuông 30km) mới sáng ra đi lễ đã thấy họ ở đây rồi”.

Từ cổng đền cho tới những khu tổ chức lễ hội và ngay cả trong đền những cái bang này đều có mặt. Chỉ điểm qua một vòng quanh cửa đền chúng tôi đã bắt gặp tới hơn 30 thành viên, với những bộ dạng ngụy trang khác nhau của cái bang quy tụ.

Sau khi dâng hương tại các điện, chúng tôi ra phía sau núi Mộ Dạ để thăm di tích… không ngờ tại đây bắt gặp hai người trong bộ dạng nhếch nhác, đang đổ hai túi tiền ra đếm và dấu kỹ. Nghe họ nói chuyện với nhau mà tôi không tin nổi: “Từ sáng tới giờ kiếm được nhiều chưa? Cũng hơn 1 triệu rồi”. Ngần ấy tiền là cả một tháng ăn học của chúng tôi, mà họ chỉ mất một buổi “lăn lê bò trườn”. Chúng tôi chỉ tính sơ sơ, lễ hội được tổ chức 3 ngày vậy là họ có hơn 5 triệu đồng.
 
Nghệ An: Lễ hội Đền Cuông “sới bạc” tràn lan... “cái bang” tụ hội
Đủ kiểu ăn xin.
 
Nghệ An: Lễ hội Đền Cuông “sới bạc” tràn lan... “cái bang” tụ hội
Bận tiếp năng lượng cái bang này phải nhờ du khách xếp hộ tiền 
 
Nghệ An: Lễ hội Đền Cuông “sới bạc” tràn lan... “cái bang” tụ hội
Thấy PV chụp ảnh cái bang không ngại làm duyên.

Lễ hội hay ... “sới bạc”

Không những chỉ nhếch nhách với "nạn" cái bang, trong khuôn viên tổ chức lễ hội, các trò chơi lừa bịp ăn tiền như: Bầu cua tôm cá, chiếc nón kỳ diệu, phi tiêu, ném lon, xanh đỏ… được tổ chức một cách tràn lan, công khai, thiếu sự can thiệp của ban tổ chức.

Các trò chơi này không khác gì những trò đánh bạc trá hình, lừa đảo tiền của du khách. Điều đáng nói hình thức biến tướng công khai “mở sới” ngay giữa thanh thiên bạch nhật, giữa một lễ hội lớn, lôi kéo người chơi dường như nó đang đánh mất đi sự linh thiêng của Lễ hội Đền Cuông.
 
Nghệ An: Lễ hội Đền Cuông “sới bạc” tràn lan... “cái bang” tụ hội
Trò chơi tôm, cua, cá...
 
Nghệ An: Lễ hội Đền Cuông “sới bạc” tràn lan... “cái bang” tụ hội
Thanh niên, học sinh đi lễ hội nhưng chủ yếu là chơi bạc.

Bên cạnh những chủ sới luôn có hệ thống cò mồi, với những cú ra tay không tiếc tiền, và ăn đậm để thu hút khách chơi để hòng lừa tiền của du khách.

Anh Lâm một du khách vừa “nướng” vào vòng quay của “chiếc nón kỳ diệu” gần 1 triệu đồng uất ức: “Ban đầu tôi thấy người ta chơi ăn tiền dễ quá cũng thử vào chơi xem sao, ai dè hết sạch trơn tiền trong túi, xong rồi mới biết những người cùng chơi với mình đều là cò mồi của bọn chúng. Thật không có cái dại nào giống cái dại nào”.
 
Nghệ An: Lễ hội Đền Cuông “sới bạc” tràn lan... “cái bang” tụ hội
Lễ hội hay chơi ăn tiền.
 
Nghệ An: Lễ hội Đền Cuông “sới bạc” tràn lan... “cái bang” tụ hội
Sới bạc giữa lễ hội là điều không nên!

Những hình ảnh như thế này mong rằng các cơ quan chức năng, cũng như ban quản lý lễ hội và đặc biệt là UBND huyện Diễn Châu rút kinh nghiệm để lễ hội năm sau không còn tái diễn cảnh trên, từ đó có biện pháp xử lý trả lại sự thanh tĩnh cho chốn thiền môn. Để lễ hội Đền Cuông thực sự là nơi du khách tìm về với cội nguồn chứ không phải là nơi mở “sới bạc”, hay là điểm tụ hội của “cái bang”.

Phong Tình - Ngọc Huê

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm