Kỳ lạ hồ nước nhiều màu sắc

(Dân trí) - Hồ Natron là một hồ muối lớn tọa lạc ở miền Bắc quốc gia Tanzania, gần biên giới Kenya. Hồ nổi tiếng bởi có vẻ đẹp nhiều màu sắc. Bình thường nước hồ có màu xanh, chuyển sang mùa hồ, nước hồ sẽ có màu đỏ thẫm.

Hồ nép mình dưới những ngọn núi lửa lớn nằm cuộn sóng, hồ Natron cũng là điểm thấp nhất của thung lũng núi lửa và nằm ở độ cao 600m so với mực nước biển.

Natron được dòng sông Ewaso Ng'iro cung cấp một lượng chất khoảng chất lớn. Độ sâu của hồ cũng khá khiêm tốn (chưa đầy 3 mét), độ sâu của hồ có thể thay đổi tùy thuộc vào mực nước. Thường mực nước hồ thay đổi do sự bốc hơi vào những mùa khô nóng. Chính quá trình bốc hơi đã để lại một lượng muối và nhiều khoáng chất.
 

An Tử


Khu vực xung quanh hồ trơ trụi không có cây do đó khá oi nóng vào mùa khô, không thích hợp cho việc tham quan du lịch. Tuy nhiên đối với những người thực sự muốn tham quan hồ Natron vào thời điểm đó, thì cái mà họ nhận được đó là một khung cảnh đẹp tuyệt vời.

Hồ Natron còn đặc trưng bởi màu nước đỏ thẫm, hiện tượng này xảy ra là do sự bốc hơi mạnh vào mùa khô nóng. Khi nước bốc hơi, độ mặn trong hồ tăng lên tạo điều kiện cho những sinh vật thích sống trong môi trường mặn phát triển mạnh. Những vi sinh vật ưa mặn thường thuộc chủng khuẩn Cyanophita.

Kỳ lạ hồ nước nhiều màu sắc


Chủng vi khuẩn này đã biến nước hồ chuyển từ màu xanh sang màu đỏ thẫm, ở những nơi cạn hơn của hồ thường có màu vàng cam. Phía trên của mặt nước là nơi có màu đậm đặc nhất bởi lẽ các loài vi khuẩn này tập trung chủ yếu trên mặt nước.

Do nhiệt độ cao (41°C) cộng thêm nồng độ muối trong nước hồ đậm đặc cho nên không có nhiều loài động vật hoang dã sống ở đây. Chỉ có một loại động vật thích ở đây là loài chim hồng hạc, đồng thời hồ cũng là ngôi nhà sinh sống của loài tảo đặc hữu (endemic algae). Các loại cá hay động vật không xương sống cũng rất khó tồn tại trong môi trường này.

Một số hình ảnh về hồ Natron:


An Tử


An Tử


An Tử


An Tử


An Tử


An Tử


An Tử


An Tử


An Tử


An Tử


An Tử

 
An Tử
Theo Amusingplanet