“Kẹp hạt dẻ”- vở múa phải xem trước thềm năm mới

(Dân trí) - Khi mới ra mắt, vở múa “Kẹp hạt dẻ” đã bị khán giả thờ ơ, nhưng sau hơn 120 trình diễn vào mỗi dịp Giáng sinh và năm mới, “Kẹp hạt dẻ” đã trở thành vở múa được yêu thích nhất, là vở múa phải xem trước thềm năm mới.

Vở múa balê “Kẹp hạt dẻ” là một trong những vở múa kinh điển được yêu thích nhất trên thế giới, nhưng khi mới ra mắt hồi thập niên 1890, “Kẹp hạt dẻ” đã thất bại nặng nề.

Lần đầu tiên công diễn vào năm 1892, “Kẹp hạt dẻ” là sự kết hợp giữa biên đạo múa Marius Petipa và nhà soạn nhạc Pyotr Ilyich Tchaikovsky. Khán giả tại thành phố St. Petersburg (Nga) khi đó đã rất thờ ơ với vở múa này.

“Kẹp hạt dẻ” được thực hiện dựa trên câu chuyện cổ tích “Kẹp hạt dẻ và vua chuột” của nhà văn Đức E.T.A. Hoffmann.

Ngay khi ra mắt, các nhà phê bình nghệ thuật đã rất khen ngợi vở múa, nhưng khán giả không hưởng ứng, vì vậy, “Kẹp hạt dẻ” bị coi là một vở múa thất bại. Tchaikovsky sáng tác phần nhạc cho vở múa năm 52 tuổi. Một năm sau, ông qua đời và không được thấy sự thành công vang dội của “Kẹp hạt dẻ” trong những năm tháng về sau.

Tính đến nay, 122 năm đã trôi qua kể từ ngày ra mắt, “Kẹp hạt dẻ” ngày càng trở thành vở múa balê được yêu thích mỗi khi người ta đón chào Giáng sinh và năm mới. Trên khắp thế giới, mỗi khi “Kẹp hạt dẻ” bắt đầu trở lại sân khấu, đó là dấu hiệu cho thấy Giáng sinh và năm mới đã về.

Vở múa bắt đầu được yêu thích trên khắp thế giới kể từ năm 1954, khi một biên đạo múa người Nga có tên George Balanchine đưa “Kẹp hạt dẻ” tới sân khấu New York, Mỹ và bất ngờ tạo nên cơn sốt đối với người dân nơi đây.

Chính việc “Kẹp hạt dẻ” vụt sáng trở thành vở múa balê được yêu thích tại Mỹ đã mở đường cho sự tỏa sáng trên khắp thế giới của tác phẩm từng một thời bị “thất sủng”.

Giờ đây, mỗi khi Giáng sinh tới, hàng trăm nhà hát trên khắp nước Mỹ lại cùng đưa “Kẹp hạt dẻ” trở lại sân khấu. Vở múa kể về cô bé Clara Stahlbaum trong đêm Giáng sinh được tặng một chiếc kẹp hạt dẻ bằng gỗ có hình một người thanh niên.

Vào đúng nửa đêm, một đàn chuột do Vua Chuột đứng đầu kéo đến hòng tiêu diệt những chiến binh Bánh Gừng do Kẹp hạt dẻ chỉ huy. Clara đã giúp Kẹp hạt dẻ chiến thắng Vua Chuột. Đội quân chuột bị đánh lui. Cô bé Clara được Kẹp hạt dẻ (lúc này đã hóa thành một chàng hoàng tử) đưa tới xứ sở thần tiên với bao điều kỳ diệu và hạnh phúc.

Bên cạnh những nhân vật đã trở thành kinh điển của mùa Giáng sinh như ông già Noel, chú tuần lộc mũi đỏ Rudolph, anh chàng người tuyết Frosty… thì hoàng tử Kẹp hạt dẻ cũng là một nhân vật kinh điển của Giáng sinh và năm mới.

Nhìn lại lịch sử của vở múa “Kẹp hạt dẻ” qua ảnh:

Năm
1892:

Năm 1892: Vở múa khi mới ra mắt tại St. Petersburg, Nga.

Năm
1961:

Năm 1961: Cô bé vũ công tranh thủ chợp mắt ở Nhà hát Hoàng gia nằm ở thành phố London, Anh. Trong những ngày cuối năm, các suất biểu diễn “Kẹp hạt dẻ” diễn ra liên tục vì vậy các diễn viên luôn tranh thủ chợp mắt giữa giờ.

Năm
1962:

Năm 1962: Hai diễn viên múa đang tập dượt trước khi xuất hiện trong buổi trình diễn trên truyền hình của kênh BBC (Anh).

Năm
1966:

Năm 1966: Vua và Nữ hoàng Tuyết tại xứ sở thần tiên của Hoàng tử Kẹp hạt dẻ. Đứng phía sau là những vũ công vào vai Bông Tuyết.

Năm
1967:

Năm 1967: Hai diễn viên múa vào vai Hoàng tử Kẹp hạt dẻ và Nữ hoàng Tuyết đang tặng chữ ký cho những thiếu niên hâm mộ họ.

Năm
1968:

Năm 1968: Vở “Kẹp hạt dẻ” của những vũ công trong đoàn múa balê Hoàng gia Anh.

Năm
1969:

Năm 1969: Bước nhảy điêu luyện của Hoàng tử Tuyết.

Năm
1970:

Năm 1970: Các vũ công của nhà hát Bolshoi ở thành phố Moskva, Nga.

Năm
1971:

Năm 1971: “Kẹp hạt dẻ” ở thành phố Toronto, Canada.

Một diễn viên múa vào
vai búp bê.

Một diễn viên múa vào vai búp bê.

Năm
1972:

Năm 1972: Cô bé Clara trong “Kẹp hạt dẻ”.

Bà tiên Mứt Mận.

Bà tiên Mứt Mận.

Năm
1975:

Năm 1975: Vở múa của những vũ công thuộc Đoàn múa balê Quốc gia Canada.

Một động tác đẹp mắt và
điêu luyện.

Một động tác đẹp mắt và điêu luyện.

Năm
1977:

Năm 1977: Buổi biểu diễn “Kẹp hạt dẻ” ở thành phố Toronto, Canada.

Cảnh Kẹp hạt dẻ chiến đấu
với Vua Chuột.

Cảnh Kẹp hạt dẻ chiến đấu với Vua Chuột.

Năm
1978:

Năm 1978: Nữ hoàng Tuyết trong vở múa biểu diễn tại Nhà hát O’Keefe, Toronto, Canada.

Năm
1979:

Năm 1979: Màn biểu diễn tại nhà hát ở thành phố West Berlin, miền tây nước Đức.

Năm
1980:

Năm 1980: Vở “Kẹp hạt dẻ” biểu diễn ở nhà hát opera Metropolitan, New York, Mỹ.

Vở “Kẹp hạt dẻ” ở thành
phố Toronto, Canada.

Vở “Kẹp hạt dẻ” ở thành phố Toronto, Canada.

Năm
1981:

Năm 1981: Những vũ công của vở “Kẹp hạt dẻ” trong Đoàn múa balê Quốc gia Canada.

Năm
1982:

Năm 1982: “Kẹp hạt dẻ” ở New York, Mỹ.

Các cô bé đến tham gia
thi tuyển cho vở “Kẹp hạt dẻ” ở Học viện Balê Boston (Mỹ).

Các cô bé đến tham gia thi tuyển cho vở “Kẹp hạt dẻ” ở Học viện Balê Boston (Mỹ).

Năm
1987:

Năm 1987: Cô bé Clara được cha đỡ đầu tặng một chiếc kẹp hạt dẻ bằng gỗ.

Nhà ảo thuật Drosselmeyer
- cha nuôi của cô bé Clara - đã tặng cho cô bé chiếc kẹp hạt dẻ.

Nhà ảo thuật Drosselmeyer - cha nuôi của cô bé Clara - đã tặng cho cô bé chiếc kẹp hạt dẻ.

Cô bé Clara được chàng
hoàng tử Kẹp hạt dẻ đưa tới xứ sở thần tiên.

Cô bé Clara được chàng hoàng tử Kẹp hạt dẻ đưa tới xứ sở thần tiên.

Năm
1993:

Năm 1993: Chelsea Clinton (con gái của cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton và phu nhân Hilary Clinton, mặc váy cam, đứng giữa) tham gia một vai nhỏ trong vở múa của vũ đoàn Washington diễn tại nhà hát Warner, Washington, Mỹ.

Năm
1995:

Năm 1995: Những động tác duyên dáng của các vũ công thuộc đoàn múa Long Beach, bang California, Mỹ.

Vua và Nữ hoàng Tuyết của
đoàn múa Boston, Mỹ.

Vua và Nữ hoàng Tuyết của đoàn múa Boston, Mỹ.

Năm
1996:

Năm 1996: Các vũ công của đoàn múa Boston trong một cảnh tuyết rơi.

Năm
1998:

Năm 1998: Vở múa “Kẹp hạt dẻ” trong năm thứ 33 biểu diễn của đoàn múa Boston, Mỹ.

Năm
2000:

Năm 2000: Vũ công vào vai Mẹ Gừng.

Năm
2001:

Năm 2001: Nữ hoàng Tuyết.

Năm
2004:

Năm 2004: Những chú lính chì của đoàn múa Washington.

Năm
2007:

Năm 2007: “Kẹp hạt dẻ” - một trong những vở múa có sức sống lâu bền nhất.



Bích Ngọc
Theo Huffington Post

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm