Huế đón nhận danh hiệu Thành phố văn hóa ASEAN

(Dân trí) - Ngày 19-21/4 tại Thành phố Huế đã diễn ra Hội nghị quan trọng của Bộ trưởng phụ trách Văn hóa nghệ thuật (VHNT) các nước ASEAN + 3 (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc) lần thứ 6 với sự tham gia của 13 quốc gia.

Mở đầu Hội nghị là phần đón nhận danh hiệu Huế - Thành phố (TP) văn hóa ASEAN giai đoạn 2014 và 2015. Sau thành phố Cebu của Philippines và Singapore, thì Huế là thành phố thứ 3 có danh hiệu này.

Như vậy, Huế là thành phố thứ 3, sau Cebu của Philippines và Singapore trở thành thành phố văn hóa của ASEAN. - See more at: http://vtv.vn/van-hoa-giai-tri/hue-tro-thanh-thanh-pho-van-hoa-cua-asean/112581.vtv#sthash.VGVsuyuj.dpuf
Như vậy, Huế là thành phố thứ 3, sau Cebu của Philippines và Singapore trở thành thành phố văn hóa của ASEAN. - See more at: http://vtv.vn/van-hoa-giai-tri/hue-tro-thanh-thanh-pho-van-hoa-cua-asean/112581.vtv#sthash.VGVsuyuj.dpuf
Như vậy, Huế là thành phố thứ 3, sau Cebu của Philippines và Singapore trở thành thành phố văn hóa của ASEAN. - See more at: http://vtv.vn/van-hoa-giai-tri/hue-tro-thanh-thanh-pho-van-hoa-cua-asean/112581.vtv#sthash.VGVsuyuj.dpuf

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Bộ trưởng VH,TT&DL Hoàng Tuấn Anh đã chúc mừng Huế, cũng như tin tưởng thành phố sẽ lên kế hoạch thực hiện những chương trình thiết thực, hiệu quả nhằm quảng bá hình ảnh của Huế, Việt Nam nói riêng và cộng đồng ASEAN nói chung.

Ông Nguyễn Văn Cao, Chủ tịch UBND tỉnh TT-Huế (phải) đón nhận biểu trưng thành phố văn hóa ASEAN

Ông Nguyễn Văn Cao, Chủ tịch UBND tỉnh TT-Huế (phải) đón nhận biểu trưng thành phố văn hóa ASEAN

Là vùng đất có bề dày lịch sử, thiên nhiên thơ mộng và có Quần thể Di tích Cố đô Huế và Nhã nhạc – âm nhạc cung đình Việt Nam được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới, Lăng Cô – Phú Lộc được vinh danh là một trong những vịnh biển đẹp nhất của thế giới; cùng với việc tổ chức thành công nhiều hoạt động văn hóa, chính trị, thể thao có quy mô quốc gia – quốc tế mà nổi bật là Festival Huế diễn ra định kỳ 2 năm/lần đã quảng bá có hiệu quả hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt Nam và văn hóa Huế - Thành phố Huế xứng đáng là một vùng đất giàu bản sắc văn hóa, là TP di sản, TP du lịch, TP Festival đặc trưng của Việt Nam cũng như vinh dự được danh hiệu TP văn hóa ASEAN.

Theo Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, sau 47 năm hình thành và phát triển, ASEAN đã có những bước tiến rất xa trong quá trình xây dựng cộng đồng dựa trên 3 trụ cột chính trị - an ninh, kinh tế và văn hóa – xã hội. ASEAN đã trở thành một nhân tố tích cực đối với hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực, thế giới. Từ chỗ là tập hợp các nền kinh tế hướng nội, có trình độ phát triển thấp đã xây dựng một thị trường chung rộng mở với hơn 600 triệu dân, GDP trên 2.300 tỷ USD gồm các nền kinh tế hướng ngoại và năng động.

Đặc biệt, trong thành công chung của Hiệp hội có đóng góp quan trọng của trụ cột văn hóa – xã hội mà các vị Bộ trưởng phụ trách VHNT ASEAN có vai trò rất quan trọng. Thông qua các cơ chế hợp tác hiện có, các Bộ trưởng đã đưa ra nhiều quyết sách chiến lược về VHNT. Có nhiều dự án VHNT quan trọng của ASEAN như Chương trình biểu diễn nghệ thuật hay nhất của ASEAN, Liên hoan Phim, Hòa nhạc ASEAN, Thành phố Văn hóa ASEAN…

Ông Nguyễn Văn Cao, Chủ tịch UBND tỉnh TT-Huế (phải) đón nhận biểu trưng thành phố văn hóa ASEAN
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh 3 vấn đề các Bộ trưởng VHNT cần quan tâm thúc đẩy tại Hội nghị ASEAN + 3

Trong những năm gần đây, hợp tác VHNT của ASEAN còn được mở rộng ngoài khuôn khổ ASEAN, đặc biệt là với các đối tác như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Với chủ đề chính của hội nghị là “Nâng cao vai trò của văn hóa đối với sự phát triển bền vững của cộng đồng ASEAN”, Phó Thủ tướng đã chỉ rõ đây là việc đề cập đến tận dụng vai trò của tri thức, khoa học công nghệ và các hình thức nghệ thuật vào mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất và tinh thần của người dân ASEAN.

Qua đó, Phó Thủ tướng đã trao đổi 3 vấn đề mà các Bộ trưởng VHNT cần quan tâm thúc đẩy gồm: Tập trung bàn biện pháp cụ thể hóa các cam kết hợp tác nêu trong Tuyên bố về Thống nhất ASEAN trong Đa dạng văn hóa: hướng tới tăng cường Cộng đồng ASEAN; Tích cực chuẩn bị chiến lược phát triển VHNT  của Hiệp hội giai đoạn sau năm 2015; Thúc đẩy hơn nữa hợp tác với các nước đối ngoại của ASEAN trong lĩnh vực VHNT nhằm chia sẻ kinh nghiệm trong phát triển VHNT, đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ của các nước đối tác trong và ngoài khu vực.

Các đường hướng cụ thể của vấn đề trên thể hiện ở các điểm: Hội nghị cần đưa ra các quyết sách và sáng kiến cụ thể thúc đẩy việc xây dựng bản sắc ASEAN, phát triển ngành công nghiệp văn hóa, khai thác hợp lý các di sản văn hóa phục vụ tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo. Phải cần huy động sự tham gia của cộng đồng và các doanh nghiệp trong hoạt động thúc đẩy văn hóa. Chú trọng nâng cao mức hưởng thụ và tham gia sáng tạo VHNT của nhân dân, phát huy vai trò văn hóa để xây dựng con người phát triển toàn diện.

Đây là hội nghị rất quan trọng, lần đầu tiên Việt Nam được đăng cai
Đây là hội nghị rất quan trọng, lần đầu tiên Việt Nam được đăng cai

Bộ trưởng VH,TT&DL Hoàng Tuấn Anh trong bài tuyên bố Khai mạc hội nghị cho hay, đây là dịp đặc biệt đối với Việt Nam khi lần đầu tiên được đăng cai tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Phụ trách VHNT ASEAN và các Hội nghị liên quan với các nước đối thoại trong năm 2014.

“Hội nghị sẽ diễn ra với rất nhiều nội dung quan trọng, có ý nghĩa với thời điểm sau năm 2015 khi ASEAN đang đặt mục tiêu thành lập Cộng đồng ASEAN. Cũng vào tháng 5 tới tại trụ sở Liên hiệp quốc, các nhà hoạch định chính sách văn hóa ở cấp chính trị cao nhất cùng các nhà nghiên cứu, các tổ chức quốc tế sẽ cùng nhau thảo luận về chủ đề “Vai trò của văn hóa và phát triển bền vững trong Chương trình nghị sự phát triển của thế giới sau năm 2015” – Bộ trưởng nhấn mạnh.

Trong sáng mai (20/4) sẽ diễn ra 2 Hội đàm quan trọng của ASEAN với Trung Quốc, ASEAN với Hàn Quốc. Vào buổi chiều sẽ công bố kết quả Hội nghị. Trước đó, vào tối 19/4 sẽ là Liên hoan nghệ thuật ASEAN + 3.

Đây là hội nghị rất quan trọng, lần đầu tiên Việt Nam được đăng cai
Kết quả Hội nghị hy vọng sẽ có nhiều giải pháp chiến lược, thực tế để nâng cao vai trò của văn hóa đối với sự phát triển bền vững của cộng đồng ASEAN

 
Đại Dương