Họa sĩ biếm họa Việt Nam, Thụy Điển cảnh báo thảm họa biến đổi khí hậu

(Dân trí) - Một triển lãm tranh biếm họa độc đáo của các họa sĩ Thụy Điển và Việt Nam về biến đổi khí hậu đã khai mạc tại Hà Nội chiều ngày 28/9. Ngắm những bức tranh với góc nhìn vô cùng mới mẻ đã làm cho không ít người xem phải lặng người suy ngẫm.

Triển lãm "Đối mặt với Biến đổi khí hậu" kết hợp các hình ảnh minh họa sắc bén, trào phúng và hài hước của các họa sỹ Thụy Điển kết hợp với các họa sỹ của nước chủ nhà Việt Nam nhằm khuyến khích các cuộc tranh luận về một xã hội bền vững, góp phần nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường hiện nay.

Kể từ năm 2010, triển lãm cùng tên đã được tổ chức vòng quanh thế giới tại nhiều thành phố khác nhau như ở Pháp, Brazil, Hy Lạp, Albania, Nga và Isarel, thu hút khoảng 150.000 lượt khách tham quan và Việt Nam là một điểm đến mới trong hành trình này.

Phát biểu tại lễ khai mạc, Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam Camilla Mellander nhấn mạnh: "Trong triển lãm Đối mặt với Biến đổi khí hậu, sự châm biếm và hài hước được pha trộn với cách nhìn mới và thái độ có trách nhiệm hơn đối với vấn đề bảo vệ môi trường. Tất cả mọi công dân trên hành tinh cần chia sẻ trách nhiệm để giữ gìn và bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta, một ngôi nhà duy nhất và chỉ có một, đó chính là Trái đất".

 

Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam Camilla Mellander khai mạc cuộc triễn lãm
Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam Camilla Mellander khai mạc cuộc triễn lãm

 

"Việt Nam là một trong 10 nước có khả năng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Việt Nam cũng là một trong số các quốc gia được thiên nhiên ưu đãi ban tặng những cảnh quan rất đẹp, vì vậy, các bạn cần nỗ lực để bảo tồn nét đẹp ấy. Chúng ta sẽ cùng nhau bàn thảo và giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu tại Hội nghị thượng đỉnh COP21 sẽ diễn ra ở Paris vào tháng 12 năm nay", bà Đại sứ nói.

Triển lãm lần này tại Hà Nội là 10 góc nhìn về đề biến đổi khí hậu toàn cầu của các tác giả Việt Nam và Thụy Điển: Ngô Đức Trí, Mai Thảo Ngân (Bít Tất Biết Tất), Đào Quang Huy, Phạm Duy Đăng (Mớ), Nguyễn Ngọc Thiên Kim, Magnus Bard, Riber Hansson, Helena Lindholm, Love Antell và Karin Sunvisson.

Tại Hà Nội, triển lãm cũng sẽ được tổ chức song song cùng với hai cuộc hội thảo tại Đại học Mỹ thuật Công nghiệp vào ngày 30/9 và tại trường Trung học Phổ thông  Afred Nobel ngày 1/10. Đây là dịp để các bạn trẻ Hà Nội giao lưu với họa sĩ minh họa nổi tiếng Thụy Điển Magnus Bard.

 

Đại sứ Camilla Mellander trao quà lưu niệm cho các họa sĩ biếm họa
Đại sứ Camilla Mellander trao quà lưu niệm cho các họa sĩ biếm họa

 

Họa sỹ minh họa nổi tiếng Thụy Điển Magnus Bard, người đã dành nhiều giải thưởng cao quý trong lĩnh vực thiết kế và đồ họa, cho biết ông rất vui mừng với chuyến công tác đầu tiên tới Việt Nam. Qua các tác phẩm của mình, ông mong muốn chuyển tải những câu chuyện về biến đổi khí hậu và sự nóng lên của trái đất tới người xem qua sự hài hước, trào phúng. Từ đó sẽ giúp họ suy ngẫm làm thế nào để giảm thiểu và ngăn chặn biến đổi khí hậu vì một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Triển lãm mở cửa miễn phí cho công chúng tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, 31 Tràng Thi, Hà Nội vào 8h00-20h00 từ 28/09/2015 đến 2/10/2015.

Một số tác phẩm được trưng bày tại triển lãm:

 

 

Tác phẩm của họa sĩ Thụy Điển Magnus Bard có tên Trưng bày tuyết: Một bé gái đang khóc khi không còn được chơi đùa trong tuyết nữa, khi tuyết trở nên hiếm hoi do biến đổi khí hậu và chỉ được thấy trong bảo tàng
Tác phẩm của họa sĩ Thụy Điển Magnus Bard có tên "Trưng bày tuyết": Một bé gái đang khóc khi không còn được chơi đùa trong tuyết nữa, khi tuyết trở nên hiếm hoi do biến đổi khí hậu và chỉ được thấy trong bảo tàng

 

 

Qua bức trạnh biếm họa này, họa sĩ Magnus Bard muốn gửi gắm thông điệp về sự tan chảy băng ở Bắc Cực
Qua bức trạnh biếm họa này, họa sĩ Magnus Bard muốn gửi gắm thông điệp về sự tan chảy băng ở Bắc Cực

 

Tác phẩm Chào mừng năm 3000 của tác giả Phạm Duy Đăng
Tác phẩm "Chào mừng năm 3000" của tác giả Phạm Duy Đăng

 

Tác giả Phạm Duy Đăng muốn nhắn nhủ qua bức tranh rằng: nếu con người tiếp tục tác động xấu đến môi trường, họ sẽ khó tránh khỏi cái bẫy do chính mình tạo ra
Tác giả Phạm Duy Đăng muốn nhắn nhủ qua bức tranh rằng: nếu con người tiếp tục tác động xấu đến môi trường, họ sẽ khó tránh khỏi "cái bẫy" do chính mình tạo ra

 

Bức tranh biếm họa có tên Ngày thứ 8 của họa sĩ Thụy Điển Riber Hansson: Nếu tiếp tục phá hủy môi trường, một ngày nào đó con người sẽ biến môi trường sống của mình thành bãi rác và chính họ là thủ phạm kết liễu cuộc đời mình
Bức tranh biếm họa có tên "Ngày thứ 8" của họa sĩ Thụy Điển Riber Hansson: Nếu tiếp tục phá hủy môi trường, một ngày nào đó con người sẽ biến môi trường sống của mình thành bãi rác và chính họ là thủ phạm kết liễu cuộc đời mình

 

Con tàu Noah kiểu mới của Riber Hansson
"Con tàu Noah kiểu mới" của Riber Hansson

 

Tác phẩm Con tàu trái đất nghiêng ngả và sắp chìm của Riber Hansson
Tác phẩm "Con tàu trái đất" nghiêng ngả và sắp chìm của Riber Hansson

 

Trái đất ngày mai sẽ bị biến dạng nếu biến đổi khí hậu không được ngăn chặn (Tác giả: Ngô Đức Trí)
"Trái đất ngày mai" sẽ bị biến dạng nếu biến đổi khí hậu không được ngăn chặn (Tác giả: Ngô Đức Trí)

 

 

Qua bức vẽ có tên Trái đất Emo, Ngô Đức Trí thể hiện cảm xúc ngột ngạt, bị đè nén... của trái đất trước tình trạng biến đổi khí hậu gia tăng
Qua bức vẽ có tên "Trái đất Emo", Ngô Đức Trí thể hiện cảm xúc ngột ngạt, bị đè nén... của trái đất trước tình trạng biến đổi khí hậu gia tăng

 

 

Họa sĩ biếm họa Việt Nam, Thụy Điển cảnh báo thảm họa biến đổi khí hậu - 12

 

Hình ảnh biếm họa về các tảng băng nhằm đề cập đến thực tế: sự nóng lên của trái đất đang làm tan chảy băng, khiến nước biển tăng, lũ lụt càn quét khắp nơi (Tác giả Mai Thảo Ngân)
Hình ảnh biếm họa về các tảng băng nhằm đề cập đến thực tế: sự nóng lên của trái đất đang làm tan chảy băng, khiến nước biển tăng, lũ lụt càn quét khắp nơi (Tác giả Mai Thảo Ngân)

 

 

Tác phẩm bữa cuối của Đào Quang Huy: Con người đang dần gặm nhấm, ăn mòn trái đất bằng các hoạt động làm ô nhiễm môi trường
Tác phẩm "bữa cuối" của Đào Quang Huy: Con người đang dần gặm nhấm, ăn mòn trái đất bằng các hoạt động làm ô nhiễm môi trường

 

 

Họa sĩ biếm họa Việt Nam, Thụy Điển cảnh báo thảm họa biến đổi khí hậu - 15
"Hãy bảo vệ cây xanh" của Nguyễn Ngọc Thiên Kim: Hãy tưởng tượng rằng, cây xanh cũng có cảm xúc, biết đau đớn...khi bị chặt, bị đốn

 

Nam Hằng

(Ảnh chụp từ triển lãm)