Hình tuyệt đẹp của những sinh vật sống lâu đời nhất trên thế giới

(Dân trí) - Bộ sưu tập gồm hình ảnh tuyệt đẹp của các sinh vật đã sống trên thế giới từ hơn 2000 năm trước.

Với tên gọi "Những sinh vật sống lâu đời nhất thế giới" bộ ảnh của Rachel Sussman đã ghi lại những nghiên cứu trong chuyến đi của nghệ sĩ này để tìm kiếm sinh vật cổ nhất thế giới - những sinh vật đã sống hơn 2,000 năm qua.

Trên mỗi bức ảnh, Sussman đều tự tay ghi lại những thông tin cần thiết liên quan đến sinh vật đó bao gồm: tên thực thể sống, ngày chụp ảnh, số hiệu trong danh sách, tuổi và vị trí. Cùng sự hợp tác của các nhà khoa học hàng đầu, cô đã ghi lại được hình ảnh của rất nhiều sinh vật, từ những cây cổ thụ cho tới thảm rêu sống hơn 5,500 năm hay thậm chí cả những vi khuẩn đã tồn tại hơn nửa triệu năm. Chuyến hành trình của Sussman vô cùng ấn tượng từ Nam Cực tới Greenland, từ sa mạc Mojave đến hoang mạc Úc. Ở mỗi bức ảnh của cô đều toát lên một vẻ đẹp vô cùng nghê thuật ghi lại những sinh vật sống cổ đại nhất thế giới.

Hình tuyệt đẹp của những sinh vật sống lâu đời nhất trên thế giới


Sussman đã tập hợp những bức hình của mình thành một cuốn sách với lời dẫn do Hans Ulrich Obrist biên soạn. Sắp tới cô sẽ tham gia vào nhiều dự án khác cùng sự hợp tác với phòng thí nghiệm công nghệ và nghệ thuật LACMA.

Dưới đây là một vài hình ảnh trích dẫn từ tập sách “Những sinh vật sống lâu đời nhất thế giới” của Sussman:

Jōmon Sugi, cây tuyết tùng giống Nhật (2,180-7,000 năm tuổi, tìm thấy tại Yakushima, Nhật Bản)

Jōmon Sugi, cây tuyết tùng giống Nhật (2,180-7,000 năm tuổi, tìm thấy tại Yakushima, Nhật Bản)

Cây bạch đàn 13,000 năm tuổi tại New Soutuwales, Úc.

Cây bạch đàn 13,000 năm tuổi tại New Soutuwales, Úc.

Cây bạch đàn 13,000 năm tuổi tại New Soutuwales, Úc.

Bãi cỏ biển 100,000 năm tuổi ở quần đảo Baleric (Tây Ban Nha). Những cánh đồng có biển được tạo thành từ các thực thể với chiều rộng gần 16km.

Cây bạch đàn 13,000 năm tuổi tại New Soutuwales, Úc.

Những cánh hoa bụi, cùng họ với mùi tây, đã hơn 2000 năm tuổi và được tìm thấy ở sa mạc Atacama (Chile). Chúng có hàng nghìn cành với những lá cây siêu nhỏ, và dày đặc tới mức người ta có thể đứng lên trên.

Loài Welwitschia Mirabilis (2,000 năm tuổi tại sa mạc Namib-Naukluft, Namibia)

Loài Welwitschia Mirabilis (2,000 năm tuổi tại sa mạc Namib-Naukluft, Namibia)

Loài Welwitschia Mirabilis (2,000 năm tuổi tại sa mạc Namib-Naukluft, Namibia)

Một cây thông Huon 10,500 tuổi đã chết trên đảo Tasmania. Loại cây này được coi là "hoàng tử của rừng cây Tasmania". Màu vàng rực biến nó trở thành một trong những loại gỗ làm nội thất được yêu thích nhất thế giới. Gỗ của cây này chứa tinh dầu thiên nhiên và mùi hương không thể nhầm lẫn, loại gỗ này cũng rất dễ xử lý, kể cả với các công cụ thủ công.

Loài Welwitschia Mirabilis (2,000 năm tuổi tại sa mạc Namib-Naukluft, Namibia)

Một dải rêu 5500 tuổi ở đảo Elephant, Nam Cực, gần nơi đoàn thám hiểm Shackleton đã phải bỏ cuộc cách đây 100 năm.

Loài Welwitschia Mirabilis (2,000 năm tuổi tại sa mạc Namib-Naukluft, Namibia)

Stromatolite, thực thể sống cổ nhất thế giới, và nhiều người cho là sinh vật sống đầu tiên trên thế giới. Đây là các mẫu vật 2000-3000 năm tuổi, tìm thấy ở miền Tây nước Úc.

Cây vân sam Gran Picea (9,550 năm tuổi tại Fulufjället, Thụy Điển)

Cây vân sam Gran Picea (9,550 năm tuổi tại Fulufjället, Thụy Điển)

Cây vân sam Gran Picea (9,550 năm tuổi tại Fulufjället, Thụy Điển)

Cây thông Brislecone, sống hơn 5000 năm và là loài cây sống lâu nhất mọi thời đại. Chúng sinh trưởng ở các sườn núi cao khô cằn phía Tây nước Mỹ. Cây này được tìm thấy ở dãy núi Trắng.

Loài Lomatia Tasmanica, 43,600 năm tuổi tại vườn bách thảo Royal Hobart, Tasmania.

Loài Lomatia Tasmanica, 43,600 năm tuổi tại vườn bách thảo Royal Hobart, Tasmania.

Phan Hạnh
Theo Flavorwire