Hãy đề phòng với kiệt quệ trí lực

(Dân trí) - Kiệt quệ trí lực có thể xảy ra khi bạn quá dồn ép bản thân trong công việc, hãy học cách cân bằng trong công việc và cuộc sống.

Hãy đề phòng với kiệt quệ trí lực - 1

Khi phải làm việc trong một môi trường coi trọng thành tích và năng suất, bạn sẽ dễ dàng đánh mất chính mình. Áp lực có thể thúc đẩy bạn làm việc chăm chỉ và nhanh nhẹn hơn, tuy nhiên ai cũng có giới hạn của bản thân và bạn cũng không phải là ngoại lệ. Khi bạn cảm thấy dường như mình đang kiệt sức, đã đến lúc bạn cần phải thay đổi.

Khi cảm thấy hoàn toàn kiệt quệ, bạn có thể sẽ lo ngại rằng mình sẽ bị đánh giá là yếu kém hơn so với các đồng nghiệp. Nỗi lo lắng bị kỳ thị do tâm lý quan ngại này gây ra khiến bạn luôn so sánh mình với những người khác và tự cho rằng tình trạng này là điểm yếu của bản thân.

Nhưng sự thật đằng sau đó là tất cả chúng ta đều có những khác biệt, chẳng hạn như quá trình trưởng thành, định nghĩa về thành công, những giới hạn, động lực hay kỳ vọng của bản thân.

Chúng ta có thể bị cuốn vào những trải nghiệm của chính mình đến mức quên mất điều này. Bạn đã bao giờ coi tình trạng kiệt quệ trí lực này giống như một mồi lửa đốt cháy mọi niềm tin và lý tưởng không còn phù hợp với bản thân chưa?

Hãy đề phòng với kiệt quệ trí lực - 2

Nếu công việc hiện tại đang khiến bạn trở nên tuyệt vọng, hãy loại bỏ ngay ý nghĩ trong đầu rằng dành mọi khoảng thời gian cho công việc sẽ đem lại hiệu quả và năng suất cao hơn.

Nếu công việc hiện tại đang chiếm hết quỹ thời gian ít ỏi và ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ xã hội của bạn, hãy xem xét việc bạn đang hy sinh những khoảng thời gian quý báu của mình cho công việc này có thực sự xứng đáng hay không.

Khi cơ thể chúng ta xuất hiện những phản ứng và bạn cảm thấy kiệt sức, bạn hãy tự hỏi bản thân: Tại sao cơ thể lại gửi cho mình những tín hiệu kiệt sức, mệt mỏi và trống rỗng như vậy? Đã đến lúc bạn cần hành động để đảo ngược tình thế.

Thay đổi những câu hỏi dành cho bản thân

Thay vì hỏi: Tôi đang làm gì với cuộc sống của chính mình?

Hãy tự hỏi bản thân: Tôi có thể làm gì mỗi ngày để bản thân cảm thấy mãn nguyện?

Bước hành động: Lập danh sách những việc làm giúp bạn cảm thấy phấn chấn. Hãy xem lại danh sách và đặt ra dự định mỗi ngày sẽ làm một việc mà có thể làm bạn thấy vui vẻ. Tạo ra một kế hoạch để kết hợp những điều mà bạn yêu thích vào công việc bất cứ khi nào có thể. Hãy tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm nếu họ có thể giúp bạn sắp xếp hợp lý quá trình đưa ra các quyết định liên quan đến sự nghiệp của bạn.

Hãy đề phòng với kiệt quệ trí lực - 3

Thay vì hỏi: Tại sao công việc của tôi lại tồi tệ như vậy?

Hãy tự hỏi bản thân: Điều gì trong công việc mang lại niềm vui cho tôi? Điều gì mà thiếu nó tôi không thể thực hiện công việc này được như sự kết nối, văn hóa lành mạnh hay tính linh hoạt giữa công việc và cuộc sống?

Bước hành động: Xác định các khía cạnh thích hợp bằng cách tự hỏi bản thân điều gì có thể khiến bạn rời bỏ công việc này.

Thay vì nói: Tôi cảm thấy kiệt sức và quá mệt mỏi.

Hãy tự hỏi bản thân: Những triệu chứng này là dấu hiệu của vấn đề gì? Tôi có làm việc quá sức không, tôi có cần thay đổi giờ giấc, công việc, lịch trình của mình không?

Bước hành động: Hãy nhờ đến những sự trợ giúp. Đừng vật lộn mãi ở vị trí này lâu hơn mức cần thiết trước khi bạn rút ra được bài học là cần phải thay đổi điều gì đó.

Hãy đề phòng với kiệt quệ trí lực - 4

Thay vì hỏi: Tại sao tôi lại giữ một vai trò kinh khủng như thế này?

Hãy tự hỏi bản thân: Làm thế nào tôi có thể biến điều này thành trải nghiệm mà tôi muốn có?

Bước hành động: Hãy viết ra những trải nghiệm mà sẽ cung cấp cho bạn nhiều giá trị nhất. Xem xét kỹ năng, thành tích và sở thích của bạn để xác định vai trò nào có thể phù hợp với bạn hơn. Tham khảo ý kiến của những người có nhiều kinh nghiệm nếu bạn cần lời khuyên cho những bước tiếp theo.

Thay vì hỏi: Tại sao thời gian của tôi dường như kéo dài vô tận?

Hãy tự hỏi bản thân: làm thế nào để tôi có thể thay đổi môi trường và cách thức tổ chức của mình để cải thiện giờ làm việc của mình?

Các bước hành động:

- Xác định khoảng thời gian trong ngày mà bạn làm việc hiệu quả nhất.

- Loại bỏ tất cả vấn đề khác trong khoảng thời gian làm hiệu quả đó để hoàn thành công việc của bạn.

- Thay đổi môi trường làm việc của bạn. Thông báo tin nhắn của bạn có đang gây ra quá nhiều tiếng ồn, email của bạn và cửa phòng làm việc của bạn luôn mở không? Những phiền nhiễu này có đang hỗ trợ bạn hay khiến công việc của bạn mất nhiều thời gian hơn để hoàn thành hay không?

- Hãy chú ý lắng nghe những câu hỏi và những gì bạn tự nói với mình rằng "đó là điều bình thường".

Hãy đề phòng với kiệt quệ trí lực - 5

Hãy nhớ rằng khó khăn trong công việc không chỉ là vấn đề của cả công ty. Điều đặc biệt quan trọng là bạn kịp thời nhận ra tình trạng kiệt sức của bản thân ngay cả khi bạn đang làm việc tại nhà trong tình trạng đại dịch Covid-19 vẫn đang tiếp diễn. Các triệu chứng suy kiệt có thể sẽ ngày càng gia tăng một cách âm thầm nhưng không ngừng lại, mà bạn có thể không nhận thấy rõ ràng.

Bằng cách theo dõi các triệu chứng và hành động càng sớm càng tốt, bạn không chỉ giảm bớt áp lực cho bản thân mà còn có thể xoay chuyển tình thế để thấy rằng mình đang tận hưởng cuộc sống hàng ngày.

Tuy nhiên, tình trạng kiệt sức cũng có mặt tích cực của nó, bởi nó giúp bạn thấy được những gì bạn đang làm là không còn phù hợp với bản thân và hướng bạn đến một lối sống tốt đẹp hơn.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm